Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị vàng da

5/5 - (6 bình chọn)

Trẻ sơ sinh bị vàng da là tình trạng phổ biến và cần được thăm khám kịp thời. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần nhận biết được nguyên nhân, dấu hiệu con bị bệnh vàng da. Ngoài ra, cần phân biệt giữa vàng da sinh lý và bệnh lý để có cách chăm sóc trẻ phù hợp. Hãy cùng Dr.Papie theo dõi bài viết sau đây để biết thông tin chi tiết nhé!

trẻ sơ sinh bị vàng da
Trẻ mới sinh hay gặp phải tình trạng vàng da

Trẻ sơ sinh bị vàng da có nguy hiểm không?

Ở trẻ sinh non, có tới 80 – 85% trẻ mắc vàng da sinh lý sau khi chào đời 2-3 ngày. Ở những trẻ đủ tháng, vàng da ít gặp hơn và chiếm khoảng 30%. Vàng da sinh lý sẽ tự khỏi sau khoảng 2 tuần nên không gây nguy hiểm cho trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ mắc vàng da bệnh lý có thể gây biến chứng nguy hiểm hơn. 

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, “Trẻ bị vàng da sơ sinh bệnh lý nếu không được điều trị kịp thời trong 7 ngày đầu đời sẽ để lại nhiều di chứng về thần kinh hết sức trầm trọng như: điếc, chậm phát triển về vận động và trí tuệ.

Biến chứng vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh có thể gặp là vàng da nhân não,  chậm phát triển trí tuệ

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị vàng da

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh gây nên bởi nồng độ bilirubin (chất có màu vàng) trong hồng cầu trẻ cao hơn mức bình thường (>10mg/dl). Trẻ sơ sinh có số lượng hồng cầu cao, trong khi đó chức năng gan chưa hoàn thiện. Vì vậy, gan không đào thải hết lượng bilirubin trong máu gây nên vàng da. 

Một số nguyên nhân tăng khả năng mắc bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh:

  • Trẻ thiếu tháng, trẻ đẻ ngạt: Khi đó cơ thể trẻ yếu ớt dẫn đến chức năng gan càng kém hơn tăng nguy cơ bị bệnh vàng da.
  • Do bất đồng nhóm máu của mẹ và con: Chẳng hạn như mẹ nhóm máu O, con có nhóm máu A hoặc B; mẹ Rh âm và con Rh dương gây tan máu.
  • Giảm thải bilirubin: Đó là do trẻ bẩm sinh bị tắc mật, suy giáp. 
trẻ sơ sinh bị vàng da
Mẹ và bé bất đồng về nhóm máu là một trong những nguyên nhân gây bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Dấu hiệu vàng da ở trẻ sơ sinh

Cũng theo BS Dũng chia sẻ, ranh giới vàng da sinh lý chuyển sang vàng da bệnh lý rất mong manh. Tuy nhiên, nếu mẹ theo dõi kỹ sẽ không khó để phát hiện ra dấu hiệu phân biệt giữa vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý.

Mẹ cần quan sát tình trạng vàng da của bé để xác định thuộc vàng da sinh lý hay bệnh lý

Vàng da bệnh lý

“Thời điểm vàng” để bố mẹ phát hiện tình trạng vàng da ở trẻ là 1 – 2 ngày tuổi. Những dấu hiệu của vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh là:

  • Vàng da rất đậm xuất hiện ở vùng mặt, mắt và lan xuống bụng hoặc toàn thân. Đặc biệt, vàng da lan xuống chân là dấu hiệu bệnh trở nặng, mẹ cần báo ngay với bác sĩ.
  • Thường xuất hiện sớm và không khỏi sau 1 tuần ở trẻ đủ tháng và 2 tuần ở trẻ sinh non.
  • Bé có triệu chứng bất thường khác như li bì, bỏ bú, nôn trớ, khóc nhiều, phân nhạt màu,…
trẻ sơ sinh bị vàng da
Trẻ bị vàng da bệnh lý thường bỏ bú, li bì và quấy khóc

Vàng da sinh lý

Vàng da sinh lý ở mức độ nhẹ hơn vàng da bệnh lý và không gây nguy hiểm, biến chứng cho trẻ. Mẹ quan sát những dấu hiệu con bị vàng da sinh lý dưới đây:

  • Xuất hiện sau 2 – 3 ngày tuổi và thường tự hết trong khoảng 7 – 10 ngày.
  • Vàng da nhạt hơn chỉ ở vùng mặt, cổ, ngực và phần bụng phía trên rốn.
  • Không kèm theo những triệu chứng bất thường khác như gan lách to, bỏ bú, li bì,…
  • Trẻ vẫn phát triển bình thường và lên cân đều.
Vàng da sinh lý chỉ ở vùng mặt, mắt và phần bụng phía trên rốn của trẻ

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị vàng da

Vàng da ở trẻ sơ sinh muốn nhanh hết thì cơ thể bé cần đào thải hết lượng bilirubin dư thừa. Khi chức năng gan của trẻ phát triển đầy đủ hơn, vàng da sinh lý sẽ tự khỏi. Chuyên gia đưa ra một số cách chăm sóc sau giúp bệnh nhanh khỏi đồng thời phòng bệnh cho bé:

  • Tích cực cho trẻ bú sữa mẹ: Mẹ cho trẻ bú sớm trong 90 phút đầu sau sinh và bú từ 8 – 12 cữ hàng ngày. Các chất dinh dưỡng từ sữa mẹ giúp hoàn thiện chức năng gan của trẻ và đào thải bilirubin nhanh hơn.
  • Tắm nắng cho trẻ vào sáng sớm: Mẹ cho bé tắm ánh nắng vào buổi sáng (mùa hè trước 7h và mùa đông trước 9h). Ánh sáng mặt trời cung cấp vitamin D giúp tăng cường sức đề kháng của bé, đào thải bilirubin dư thừa ra khỏi cơ thể nhanh hơn.
  • Theo dõi tình trạng vàng da sinh lý ở trẻ: Mẹ theo dõi màu da của bé dưới ánh sáng tự nhiên hàng ngày và duy trì ít nhất 7 – 10 ngày sau sinh. Nếu khó nhìn thấy thì mẹ ấn nhẹ lên vùng da phía trong đùi, đợi vài giây rồi thả tay. Trẻ bị vàng da sẽ thấy vùng da bị ấn xuất hiện màu vàng nhạt.
trẻ sơ sinh bị vàng da
Tắm nắng cho trẻ vào sáng sớm giúp tăng cường hệ miễn dịch của bé

Đối với vàng da bệnh lý, mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay khi phát hiện ra triệu chứng của bệnh và kịp thời điều trị. Có 2 phương pháp chữa trị thường được áp dụng là:

  • Chiếu đèn: Bác sĩ chiếu đèn có ánh sáng xanh và trắng để biến đổi bilirubin trong máu thành chất không độc, tan trong nước dễ đào thải qua đường tiêu hoá và nước tiểu. 
  • Thay máu: Kỹ thuật này được sử dụng khi trẻ có biến chứng nhiễm độc thần kinh do nồng độ bilirubin trong máu tăng cao. Bằng cách thay 1 lượng máu mới, cơ thể được lấy bớt chất bilirubin ra khỏi cơ thể.
Chiếu đèn là kỹ thuật phổ biến chữa trị vàng da ở trẻ sơ sinh

Những mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh hiệu quả

Các mẹ thường truyền tai nhau dùng mẹo chữa bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh là tắm lá dân gian. Hai loại lá tắm được dùng phổ biến là cỏ mần trầu và lá chè xanh. Chuyên gia sẽ hướng dẫn cho mẹ cách tắm 2 loại lá này dưới đây nhé ạ.

trẻ sơ sinh bị vàng da
Mẹo dân gian trị vàng da ở trẻ sơ sinh hay dùng là tắm lá dân gian

Cỏ mần trầu

Theo Y học cổ truyền, cỏ mần trầu có vị ngọt hơi chát, tính bình có tác dụng làm sạch, kháng viêm giúp điều trị các bệnh về da như vàng da, chàm, vảy nến, mẩn ngứa, mụn nhọt…. Ngoài ra, loại cỏ này còn tăng cường hệ bạch huyết để giải độc cơ thế, làm mát gan.

Cách tắm cho bé bị vàng da bằng cỏ mần trầu mẹ làm như sau:

  • Bước 1 – Chuẩn bị: Mẹ hái khoảng 100g cỏ mần trầu. Rửa sạch lá qua 2 – 3 lần nước. Sau đó mẹ ngâm với nước muối loãng trong 10 phút, rửa với nước sạch và để ráo.
  • Bước 2 – Nấu nước tắm: Mẹ bỏ cỏ mần trầu đã sơ chế vào nồi chứa 2 – 3 lít nước. Mẹ đun sôi trong 10 – 15 phút, chắt lấy nước cốt và pha thêm nước đủ để tắm cho bé.
  • Bước 3 – Tiến hành tắm: Mẹ điều chỉnh nhiệt độ nước tắm vào khoảng 35 – 37 độ, tắm nhanh cho bé trong 5 phút và tráng lại bằng nước sạch. Cuối cùng mẹ lau khô người bé bằng khăn mềm.
Cỏ mần trầu thường mọc ở ven đường, bờ ruộng

Lá chè xanh

Trong lá chè xanh chứa chất chống oxy hóa, EGCG và các vitamin C, B1, B2 có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, cải thiện chức năng thải độc của gan. Khi mẹ dùng lá chè xanh để tắm cho bé sẽ giúp quá trình đào thải bilirubin ở gan diễn ra nhanh hơn, tình trạng vàng da của bé nhanh hết.

Mẹ tham khảo 3 bước tắm cho bé bằng lá chè xanh đơn giản dưới đây nhé:

  • Bước 1 – Chuẩn bị: Mẹ dùng khoảng 20 – 30 lá chè xanh, rửa sạch lá qua 2 – 3 lần nước. Sau đó mẹ ngâm lá với nước muối loãng trong 10 phút, rửa lại với nước và để ráo.
  • Bước 2 – Nấu nước tắm: Mẹ vò nát lá chè, bỏ vào nồi đã thêm 2 – 3 lít nước, đun sôi trong 10 – 15 phút. Mẹ lọc bỏ cặn lá, pha loãng rồi thêm nước đủ tắm cho bé.
  • Bước 3 – Tiến hành tắm: Mẹ tắm nhanh cho bé trong 5 phút để tránh cảm lạnh, tráng lại người bé bằng nước sạch. Sau đó lau khô người bé bằng khăn mềm.
Lá chè xanh chứa nhiều hoạt chất chống viêm, tăng cường thải độc cho gan

Cách tắm cho bé bằng cỏ mần trầu hoặc lá chè xanh giúp cải thiện hiệu quả tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý những điều sau đây:

  • Lựa chọn lá tắm cẩn thận: Mẹ cần mua lá có nguồn gốc rõ ràng, chọn lá tươi, xanh, không bị sâu và không phun thuốc để tránh gây ra tác dụng phụ ở trẻ, giảm hiệu quả trị bệnh.
  • Chỉ tắm lá cho trẻ sơ sinh đã rụng rốn: Điều này tránh nước lá, cặn lá đọng lại rốn của bé gây nhiễm khuẩn ở trẻ.
  • Không tắm lá cho bé đang bị trầy xước, viêm da: Nếu trẻ có tổn thương ngoài da, nước lá tiếp xúc với vết thương sẽ gây nhiễm trùng da, sưng tấy nặng hơn.
  • Tần suất tắm lá từ 2 – 3 lần/tuần: Nước lá có màu xanh tự nhiên nên mẹ tắm quá nhiều cho bé sẽ gây ra tình trạng xỉn màu da ở trẻ.
trẻ sơ sinh bị vàng da
Để tránh xỉn màu da bé, mẹ chỉ nên tắm lá cho trẻ 2 – 3 lần/tuần

Chuyên gia khuyên mẹ nên tắm cho bé bằng nước tắm thảo dược thay vì đun lá dân gian. Nước tắm không chỉ khắc phục được những nhược điểm trên mà còn hỗ trợ điều trị hiệu quả vàng da cho bé. Nước tắm thảo dược Dr.Papie với thành phần cỏ mần trầu, trà Shan tuyết gấp 10 lần trà xanh sẽ là sự lựa chọn tối ưu cho các mẹ bỉm hiện đại.

trẻ sơ sinh bị vàng da
Nước tắm Dr.Papie rất an toàn, lành tính và hỗ trợ điều trị hiệu quả vàng da ở trẻ sơ sinh

Hy vọng qua bài viết trên, các mẹ đã nhận biết dấu hiệu trẻ sơ sinh bị vàng da. Từ đó có phương pháp chăm sóc và điều trị phù hợp để bé nhà mình nhanh khỏi. Mọi ý kiến thắc mắc mẹ vui lòng để lại phản hồi bên dưới bài đăng hoặc liên hệ ngay hotline 0988.229.672 để chuyên gia tư vấn cho mẹ sớm nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook