Tắm nước gừng sả cho bé là cách giải cảm, thải độc và giữ ấm cơ thể được nhiều mẹ tin dùng. Làm thế nào để thực hiện phương pháp này đạt được hiệu quả cao mà vẫn đảm bảo an toàn cho bé? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin giúp mẹ giải đáp thắc mắc trên.
Xem thêm:
- Lưu ý gì khi chọn tinh dầu sả tắm cho bé
- Tắm tinh dầu sả cho bé thế nào
- Các bước tắm cho bé bằng tinh dầu sả
1. Tắm nước gừng sả cho bé có tác dụng gì?
Gừng và sả là những dược liệu thiên nhiên dễ tìm, giá thành rẻ và mang lại nhiều tác dụng quý giá. Vậy tắm gừng sả có tác dụng với bé, mẹ kéo xuống để theo dõi trong bài viết sau!
1.1. Tác dụng của gừng vởi trẻ nhỏ
Theo y học cổ truyền, gừng có mùi thơm, vị cay, tính ấm, có tác dụng tiêu đàm, giải độc, tán hàn, ôn trung… Đây là dược liệu thường được dùng trong các bài thuốc chữa cảm mạo phong hàn, chữa ho do ngoại cảm phong hàn hoặc ho lâu ngày do viêm phế quản cấp, mạn tính, trị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy…
Gừng được sử dụng làm nước tắm cho bé đem đến các lợi ích:
- Giữ ấm, giải độc cơ thể: Gừng có tác dụng giữ ấm, ngăn ngừa cảm lạnh khi bé tắm. Bên cạnh đó, nước gừng kích thích mồ hôi, giải độc tố giúp phòng ngừa và điều trị bệnh cảm lạnh, sự xâm nhập của virus, vi khuẩn.
- Sát khuẩn, chống viêm: Gừng chứa nhiều hoạt chất như gingerols, shogaols… có khả năng chống viêm và chống oxy hóa cao. Do đó, nước tắm gừng làm giảm viêm, ngứa khi bé gặp các vấn đề ngoài da như mụn nhọt, rôm sảy. Ngoài ra, khả năng sát khuẩn giúp ngăn ngừa và tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bé.
- Thúc đẩy lưu thông máu: Các khoáng chất quý giá trong gừng như: kẽm, crom, magie… giúp tăng tuần hoàn máu, cung cấp đủ oxy và các chất dinh dưỡng, làm lành nhanh chóng những vết thương trên da.
1.2. Tác dụng của sả với trẻ nhỏ
Theo y học cổ truyền, sả có mùi thơm, vị cay, the, tính ấm. Dược liệu thường được sử dụng trong các bài thuốc giải cảm, trị mụn nhọt, chữa đau bụng tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa…
Sả cũng được lưu truyền sử dụng để tắm cho bé với các công dụng:
- Giữ ấm: Tương tự như gừng, tính ấm của sả giúp giữ ấm và tạo cảm giác dễ chịu cho bé.
- Chống muỗi: Sả chứa hàm lượng lớn Citral và Geraniol, có khả năng làm rối loạn thần kinh muỗi. Từ đó, chúng mất khả năng định vị và không xác định được mục tiêu để đốt.
- Sát khuẩn, chống viêm: Sả chứa nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C, flavonoid, hợp chất phenolic có tác dụng sát khuẩn, chống viêm. Khả năng sát khuẩn giúp làm sạch vi khuẩn, ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh ngoài da. Tác dụng chống viêm giúp giảm phù nề, viêm, sưng ngứa khi bé bị viêm da, hăm tã, mụn nhọt,…
- Nuôi dưỡng, tăng cường cơ chế tự bảo vệ cho da bé: Các loại vitamin như: vitamin A, vitamin B1, B2,B3, B5, B6,… trong sả có công dụng nuôi dưỡng, dưỡng ẩm và bảo vệ làn da mỏng manh của bé.
Như vậy:
Tắm nước gừng sả cho bé có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và nâng cao cơ chế tự bảo vệ cho da trẻ. Đồng thời, nước tắm sả gừng còn có tác dụng giữ ấm, ngăn ngừa cảm lạnh khi tắm.
2. Cách nấu nước tắm gừng sả cho bé
Các bước chuẩn bị và tiến hành nấu nước tắm gừng sả cho bé được thực hiện vô cùng đơn giản:
2.1. Nguyên liệu
Để nấu nước tắm gừng sả, mẹ chuẩn bị:
- Sả (5 – 6 nhánh): Mẹ chọn sả tươi đã trồng được trên 10 tháng vì nó chứa nhiều tinh dầu và có mùi thơm dễ chịu hơn. Sau đó, mẹ bỏ rễ và lớp lá bảo vệ bên ngoài, cắt lấy phần gốc với độ dài khoảng 4 – 5cm và đập dập. Lưu ý rằng nên đập nhẹ để hạn chế mất quá nhiều tinh dầu.
- Gừng (3 nhánh): Mẹ chọn gừng tươi, non, cuống còn hồng và lớp vỏ màu vàng nhạt. Mẹ không nên chọn gừng quá già vì chúng ít nước, chất xơ và những hoạt chất tốt cho da bé. Mẹ rửa sạch gừng, không nên gọt vỏ vì nhiều hoạt chất có lợi được dự trữ ở vỏ gừng.
- Nước sạch: 2 lít.
2.2. 4 bước nấu nước tắm từ gừng sả
Dưới đây là các bước nấu nước tắm gừng sả cho bé:
- Bước 1: Cho gừng, sả đã đập dập vào 2 lít nước rồi đun lên.
- Bước 2: Khi nước sôi, mở nhỏ lửa và chờ khoảng 5 phút để hàm lượng chất dinh dưỡng trong dược liệu được chiết ra với mức cao nhất.
- Bước 3: Tắt bếp, loại bỏ bã gừng và sả.
- Bước 4: Hòa nước sả gừng với 1 – 2 lít nước ấm để tắm cho bé.
3. Cách tắm nước gừng sả cho bé đúng chuẩn
Quá trình tắm cho bé bằng nước gừng sả được thực hiện qua nhiều bước. Mẹ tiến hành theo trình tự để đảm bảo không thiếu bước và việc tắm có bé trở nên an toàn hơn.
3.1. Chuẩn bị trước khi tắm gừng sả
Trước khi tắm cho bé, mẹ chuẩn bị đầy đủ những dụng cụ cần thiết, không gian phòng tắm phù hợp để bé tắm thoải mái hơn.
Dụng cụ cần thiết:
- Chậu tắm: 2 cái, một cái để pha nước tắm gừng sả và một cái đựng nước sạch để tráng lại người cho bé.
- Khăn xô nhỏ: thường làm bằng vải cotton, mềm mại, không kích ứng với da bé. Mẹ dùng khăn xô để kỳ cọ nhẹ nhàng người bé trong quá trình tắm.
- Nước muối sinh lý 0.9%: dùng để vệ sinh tai, mắt bé.
Không gian tắm: Phòng tắm là nơi kín gió, ấm áp, nhiệt độ khoảng 28 – 30 độ C. Nếu trời lạnh, mẹ chuẩn bị thêm đèn sưởi để giữ ấm cho bé.
Nước tắm: Nhiệt độ nước tắm gừng sả khoảng 35 – 38 độ C. Tuy gừng sả có khả năng giữ ấm nhưng mẹ không nên chủ quan mà pha nhiệt độ nước tắm thấp hơn khiến bé dễ cảm lạnh. Mực nước cao tầm 10 – 13cm là phù hợp để toàn thân bé được ngâm trong nước ấm.
3.2. Các bước tắm cho bé
Tắm bằng nước gừng sả cũng tương tự như cách tắm thông thường cho trẻ hằng ngày. Mẹ thực hiện theo 3 bước cơ bản sau đây:
- Bước 1: Cởi bỏ quần áo, tá quấn: Mẹ cởi tã và quần áo của bé. Nếu thời tiết lạnh, mẹ dùng khăn bông quấn quanh phần cơ thể chưa tắm để giữ ấm cho bé.
- Bước 2: Tắm cho bé: Mẹ dùng khăn sữa thấm nước gừng sả, lau nhẹ nhàng từng vùng da trên cơ thể bé, đặc biệt là những vùng da bị viêm, rôm sảy, mụn nhọt. Lưu ý rằng: Mẹ lau thật nhẹ nhàng, tránh lau chùi mạnh gây xước da. Điều này khiến tình trạng viêm da của bé trở nên trầm trọng hơn. Mẹ tắm cho bé trong vòng không quá 5 phút để tránh bé bị lạnh.
- Bước 3: Tắm lại bằng nước ấm sạch: Sau khi tắm sạch bằng nước gừng sả, mẹ tráng lại người bé bằng nước sạch, ấm để loại bỏ hoàn toàn bã gừng sả còn sót lại và dính trên da bé.
3.3. Vệ sinh sau khi tắm
Sau khi đã tắm xong, mẹ nhanh chóng thực hiện các bước sau:
- Lau khô người: Mẹ đặt bé nằm trong một chiếc khăn tắm to và nhẹ nhàng lau khô người cho bé ngay sau khi tắm xong. Mẹ không nên lau quá mạnh khiến bé bị xước da.
- Ủ ấm cho trẻ: Sau khi lau khô người, mẹ đóng tã, mặc quần áo, tất tay, tất chân rồi quấn một chiếc khăn bông quanh người để giữ ấm cho bé. Nếu trời lạnh, mẹ có thể dùng máy sưởi. Tuy nhiên, mẹ nên đặt máy ở xa để hạn chế làm khô da bé.
- Vệ sinh mắt, mũi và tai: Khi tắm, nước có thể sẽ đọng lại ở mắt, mũi, tai bé gây khó chịu, viêm nhiễm. Do đó, mẹ dùng nước muối sinh lý chuyên dụng để vệ sinh sạch sẽ các bộ phận trên.
- Bôi kem dưỡng ẩm: Da trẻ nhỏ thường dễ khô, gây nên các bệnh viêm da, đặc biệt là khi thời tiết hanh, khô, lạnh. Vì vậy, mẹ bôi kem dưỡng ẩm hằng ngày ngay sau khi tắm cho bé để giúp bé có làn da căng mọng, giảm khô da, nứt nẻ.
4. Lưu ý khi tắm nước gừng sả cho trẻ
Để quá trình tắm nước gừng sả cho bé đạt nhiều hiệu quả và an toàn, mẹ lưu ý những vấn đề sau:
- Thời gian tắm: Mẹ tắm cho bé không quá 5 phút để da bé không bị mất nước, khô, phòng ngừa cảm lạnh.
- Kiểm tra bé có bị dị ứng nước tắm gừng sả không: Trước khi tắm cho bé, mẹ chuẩn bị riêng một lượng nhỏ nước gừng sả đun sôi đã để nguội lên da tay của bé và đợi 1 – 2 tiếng. Cách này giúp xác định bé có bị dị ứng với loại nước gừng sả hay không. Nếu không có dấu hiệu bất thường, mẹ đun 2 lít nước tắm gừng sả và tắm cho bé. Tuy nhiên, nếu xuất hiện tình trạng kích ứng, ngứa, nổi mẩn đỏ, mẹ ngưng sử dụng nước gừng sả ngay lập tức.
- Lọc sạch bã gừng sả: Mẹ lọc sạch bã gừng sả để tránh làm xước da bé trong quá trình tắm
5. Có nên tắm cho bé bằng nước sả gừng không?
Để tắm nước gừng sả cho bé một cách hiệu quả mà vẫn đảm bảo an toàn, mẹ nên hiểu những ưu điểm, nhược điểm của phương pháp này, cụ thể:
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Từ ưu nhược điểm trên, chuyên gia khuyên mẹ nên và không nên sử dụng nước tắm gừng sả cho bé trong các trường hợp như sau:
Trường hợp có thể cân nhắc tắm nước gừng sả | Trường hợp không nên tắm nước gừng sả |
|
|
6. Review từ mẹ bỉm thông thái về phương pháp tắm nước gừng sả cho bé
Nhiều mẹ bỉm đã sử dụng phương pháp tắm nước gừng sả cho bé và có những chia sẻ, góp ý cho những mẹ bỉm khác. Mẹ theo dõi để có quyết định đúng đắn và biết cách áp dụng phương pháp tắm nước gừng sả cho con nhé!
Mẹ Ngọc Anh (27 tuổi, Nam Định): Tắm nước gừng sả cho bé vào mùa đông hiệu quả lắm các mẹ. Vất vả chuẩn bị 1 tí nhưng bé nhà mình trộm vía ít ốm vặt hơn nhiều.
Mẹ Hà (30 tuổi, Bắc Ninh): Trộm vía là từ ngày tắm nước gừng sả bé ít ốm vặt, mà nhà cũng ít muỗi hơn. Nhưng các mẹ đừng tắm nhiều quá nhé, 1 tuần 1 vài lần thôi không con bị nóng đấy.
7. Câu hỏi thường gặp khi tắm nước sả gừng cho bé
Dưới đây là những câu hỏi thường gặp của mẹ bỉm khi áp dụng phương pháp tắm nước gừng sả cho bé, mẹ tham khảo để hiểu rõ nhất nhé!
7.1. Tắm nước gừng sả thường xuyên có sao không?
Nếu sử dụng nhiều nước tắm gừng sả thường xuyên có thể làm nóng rát, gây khó chịu, dị ứng. Do đó, phương pháp này chỉ nên dùng 2 lần/tuần thôi mẹ nhé!
7.2. Trẻ bị sốt có nên tắm nước sả gừng không?
Như đã trình bày, nước sả gừng tắm bé có công dụng giữ ấm, giải cảm. Vì vậy mẹ có thể tắm cho bé sau khi sốt. Tuy nhiên đặc biệt lưu ý:
- Không tắm gừng sả khi bé đang sốt, lúc này lỗ chân lông nở to dễ khiến bé bị cảm lạnh
- Chỉ tắm bằng cách lau người, không ngâm mình bé trong nước gừng sả quá lâu
- Nhiệt độ tắm gừng sả cho trẻ đang sốt từ khoảng 38-40 độ C
7.3. Người lớn tắm nước gừng sả cùng bé có tốt không?
Chuyên gia trả lời: Nước gừng sả như đã chứng minh có tác dụng tốt đối với làn da, tác dụng tốt đối với việc giải cảm và giảm stress. Vì vậy bạn có thể nấu chung một nồi nước tắm gừng sả dùng chung cho cả gia đình nhé!
Tắm nước gừng sả cho bé là phương pháp mang lại nhiều hiệu quả nhưng cần thực hiện cẩn thận để đảm bảo an toàn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về cách tắm nước gừng sả cho bé hoặc mong muốn tìm hiểu thêm về các cách chăm con, mẹ bỉm vui lòng để lại bình luận ở dưới hoặc liên hệ ngay tới số hotline 0988.229.672 để được hỗ trợ sớm nhất.
Trước kia mình cũng hay tắm cho bé bằng nước gừng sả nhưng từ khi biết đến nước tắm drpapie mình thấy rất tiện lợi,đi làm về muộn chỉ việc pha.với nước rồi tắm cho con chứ không phải nấu nước nữa, vừa lách cách mà lại mất thời gian.
Trước kia mình cũng hay nấu nước sả gừng tắm cho con nhưng từ khi biết đến nước tắm drpapie mình tha hồ rất tiện lợi chỉ việc pha với nước rồi tắm cho con chứ không phải nấu lách cách, mất thời gian nữa.