6 sai lầm khi tắm lá trầu không cho trẻ sơ sinh & Hướng dẫn cách làm

Rate this post

Tắm lá trầu không cho trẻ sơ sinh là phương pháp được nhiều mẹ áp dụng để làm sạch  và ngăn ngừa các bệnh rôm sảy, mụn nhọt, hăm tã,… Nhưng nếu mẹ không biết sử dụng đúng cách sẽ dẫn tới tác dụng phụ gây kích ứng da bé. Sau đây, chuyên gia sẽ chỉ ra những sai lầm mẹ thường gặp và hướng dẫn cách tắm chuẩn khoa học, mẹ theo dõi nhé! 

1. 6 sai lầm “tai hại” khi tắm lá trầu không cho bé sơ sinh

Việc tắm nước lá trầu không cho bé nếu mẹ sử dụng sai cách sẽ không đem lại hiệu quả như mong muốn, đồng thời gây ra các tác dụng phụ. Mẹ lưu ý 6 điều sau đây để tắm cho bé đúng cách, đem lại hiệu quả tốt nhất. 

  • Tắm lá hàng ngày: Vì nước lá trầu không có màu vàng đậm, nên tắm hàng ngày dễ khiến bé bị xỉn màu da. Đồng thời, lá trầu không có tính sát khuẩn cao, tắm nhiều làm da bé trở nên nhạy cảm, khô. Mẹ chỉ nên tắm cho bé từ 2 – 3 lần/tuần. 
  • Tắm khi bé có vết thương hở: Trong nước lá trầu không mẹ tự nấu có nguy cơ tồn dư cặn, bột lá. Nếu bé có vết thương hở, các chất còn dư sẽ bám vào từ đó gây nhiễm trùng vết thương. 
  • Chọn nguồn lá tắm không đảm bảo: Lá tắm không rõ nguồn gốc có thể chứa các chất hoá học như chất bảo quản, thuốc trừ sâu,… không thể rửa hết được. Khi bé tắm nước có chứa các chất này khiến da bị kích ứng, bong tróc. Chính vì thế mẹ nên chọn lá tắm từ nơi rõ nguồn gốc, không hái lá mọc dại. 
  • Không thử dị ứng cho bé: Lá trầu không tuy lành tính, nhưng do cơ địa từng trẻ có thể kích ứng với thành phần của lá. Lần đầu tắm mẹ nên thử trên một vùng da tay của bé, nếu sau 1 – 2 giờ có biểu hiện phồng rộp, mẩn đỏ, ngứa mẹ không sử dụng để tắm cho trẻ. 
  • Tắm lá trầu không cho bé chưa rụng rốn: Vùng rốn chưa rụng được coi là một vết thương hở, đây là vị trí dễ bám chất cặn dư trong lá. Nếu mẹ tắm lá trầu không tự nhiên cho trẻ ở giai đoạn này sẽ tăng nguy cơ gây nhiễm trùng, lở loét rốn bé. 
  • Nấu nước tắm lá trầu không quá đặc cho bé: Nước quá đặc khiến nồng độ hoạt chất trong lá trầu cao khiến tính sát khuẩn mạnh, có thể khiến da bé khô, nhạy cảm hơn. Mẹ sử dụng lượng lá và nước tắm theo đúng hướng dẫn dưới đây.
Công dụng của việc tắm lá trầu không cho trẻ sơ sinh
Lá trầu không tuy đem lại nhiều tác dụng cho da trẻ nhưng vì một số sai lầm mà có thể dẫn tới các tác dụng phụ không mong muốn

2. Cách tắm lá trầu không cho bé sơ sinh chuẩn khoa học

Tắm lá trầu không với đặc tính cay nóng, sát khuẩn cao vừa giúp da bé khoẻ mạnh vừa phòng chống được các bệnh ngoài da: rôm sảy, mụn nhọt, viêm da, mẩn ngứa, hăm tã,… Dưới đây chuyên gia sẽ hướng dẫn mẹ cách tắm lá trầu không cho bé chuẩn cho từng trường hợp nhé. 

2.1. Cách tắm lá trầu không trị hăm tã

Lá trầu không với thành phần tinh dầu 0,8 – 1,8 % có hoạt tính kháng sinh mạnh, giúp kháng khuẩn kháng viêm tại vị trí hăm tã. Đồng thời, trong lá trầu không chứa các dẫn xuất phenol có tác dụng chống oxy hóa cao, giảm độc tính tế bào giúp giảm đau, nhanh lành vết thương. 

Tắm lá trầu không giúp làm sạch da bé, không viêm đồng thời giảm đau rát
Tắm lá trầu không giúp làm sạch da bé, không viêm đồng thời giảm đau rát

Cách chuẩn bị nước tắm: 

  • Chuẩn bị một nắm lá trầu không, ngâm với nước muối 5 phút và rửa sạch nhiều lần với nước. 
  • Cho lá trầu không vào nồi cùng 3 lít nước đun sôi khoảng 15 phút. 
  • Lọc bỏ bã lá, đổ nước ra chậu và thêm nước sạch đủ lượng nước cần tắm, để nước về nhiệt độ thích hợp 35 – 38 độ C. 

Cách tắm chi tiết: Trước khi tắm cho trẻ, mẹ rửa sạch tay với xà phòng. 

  • Bước 1: Mẹ tráng cơ thể trẻ  bằng nước ấm sạch/nước lá ở ngoài trước khi cho trẻ vào chậu để rửa trôi bụi bẩn, tránh làm bẩn nước tắm.
  • Bước 2: Mẹ để trẻ từ từ vào chậu, một tay đỡ lấy cổ của bé, một tay đổ nước vào vùng da hăm sau đó sử dụng khăn thấm nước, nhẹ nhàng lau vùng hăm của bé. 
  • Bước 3: Có thể dùng nước lá trầu không lau, tắm các phần khác cho bé
  • Bước 4: Tráng lại người trẻ bằng nước ấm sạch, lau khô dùng khăn thấm nhẹ nước vùng hăm không chà xát. 

Lưu ý: Mẹ có thể dùng nước trầu không để lau vị trí hăm ngày từ 2 – 3 lần để đem lại tác dụng điều trị hiệu quả. 

2.2. Cách tắm lá trầu không trị rôm sảy, mẩn đỏ

Lá trầu không giúp rửa sạch bụi bẩn trên da trẻ từ đó làm da thông thoáng, lỗ chân lông không bị bí tắc giảm nổi mụn rôm sảy. Ngoài ra, lá trầu không có hoạt chất phenolic giúp đem lại tính sát khuẩn cao, kháng khuẩn kháng viêm. Đồng thơi, tắm lá trầu không giúp làm giảm sự ngứa trên da do rôm sảy gây nên.

Tắm lá trầu không giúp làm sạch da trẻ, diệt khuẩn, kháng viêm mụn rôm 
Tắm lá trầu không giúp làm sạch da trẻ, diệt khuẩn, kháng viêm tránh tình trạng nhiễm trùng mụn rôm

Cách chuẩn bị nước tắm: 

  • Mẹ chuẩn bị một nắm lá trầu không, ngâm với nước muối 5 phút và rửa sạch nhiều lần với nước. 
  • Cho lá vào nồi, nấu cùng 2 – 3 lít nước đun sôi trong 15 phút. 
  • Lọc bỏ bã lá, đổ nước ra chậu và thêm nước sạch đủ lượng nước cần sử dụng. Nếu trẻ bị rôm sảy ở mặt, mẹ chia lượng nước tắm làm 2.

Cách tắm chi tiết: Trước khi tắm cho trẻ, mẹ rửa sạch tay mình bằng xà phòng 

  • Bước 1:  Mẹ tráng cơ thể trẻ bằng nước ấm sạch/nước lá ở ngoài trước khi cho trẻ vào chậu để rửa trôi bụi bẩn, tránh làm bẩn nước tắm.
  • Bước 2: Mẹ đặt trẻ từ từ vào chậu và một tay đỡ dưới cổ trẻ. 
  • Bước 3: Một tay mẹ dùng khăn mềm lau bắt đầu từ mặt trẻ sau đó lau toàn cơ thể, đặc biệt các vùng có mụn rôm sảy và vùng ra nhiều mồ hôi.. 
  • Bước 4: Tráng lại người trẻ bằng nước sạch 

Lưu ý: Mẹ chỉ tắm bằng nước lá khi bé chưa có dấu hiệu nhiễm trùng, lở loét. Trong thời gian bé bị rôm sảy, mẹ tắm bằng lá trầu không mỗi ngày cho bé.

2.3. Cách tắm lá trầu không chữa chàm sữa

Lá trầu không được coi là kháng sinh tự nhiên giúp kháng khuẩn, kháng viêm, phòng tránh vết chàm nhiễm trùng. Đồng thời, với thành phần nhiều khoáng chất giúp chàm sữa nhanh lành hơn. Tuy nhiên, mẹ chỉ áp dụng phương pháp này cho bé ở giai đoạn 1,2 khi chưa có vết thương hở. 

 Lá trầu không giúp sát khuẩn cao, phòng ngừa nhiễm trùng chàm sữa và nhanh khỏi
Lá trầu không với thành phần sát khuẩn cao, phòng ngừa nhiễm trùng đồng thời còn giúp chàm sữa nhanh khỏi

Cách chuẩn bị nước tắm: 

  • Một nắm lá trầu không to không bị dập nát, mẹ ngâm nước muối 5 phút và rửa sạch nhiều lần với nước, để ráo nước. 
  • Vò nhẹ lá trầu, cho lá vào nồi cùng 2 – 3 lít nước và đun sôi trong 15 phút. 
  • Mẹ lọc bỏ bã lá, đổ nước ra chậu và thêm lượng nước để đủ sử dụng, để nước về nhiệt độ thích hợp từ 35 – 38 độ.  

Cách tắm chi tiết: Trước khi tắm cho trẻ, mẹ rửa sạch tay bằng xà phòng

  • Bước 1:  Mẹ tráng cơ thể trẻ bằng nước ấm sạch/nước lá ở ngoài trước khi cho trẻ vào chậu để rửa trôi bụi bẩn, tránh làm bẩn nước tắm. 
  • Bước 2: Mẹ đặt trẻ từ từ vào chậu, một tay kê dưới cổ trẻ, một tay sử dụng khăn mềm lau mặt trẻ sau đó là những bị chàm trên cơ thể. 
  • Bước 3: Mẹ tắm cho trẻ như bình thường. 
  • Bước 4: Tráng lại người trẻ bằng nước ấm sạch và lau khô người trẻ. 

Lưu ý: Mẹ không tắm cho trẻ khi vết chàm có dấu hiệu nhiễm trùng và tắm cho trẻ 1 lần/ngày. 

2.4. Cách tắm lá trầu không để da bé khỏe mạnh

Nhiều mẹ vẫn sử dụng nước lá trầu không khi ba bé bình thường vì muốn da con khoẻ mạnh. Theo chuyên gia, trong lá trầu không có khoáng chất, vitamin cung cấp dưỡng chất, nuôi dưỡng da khỏe mạnh. Đồng thời, với tính sát khuẩn cao giúp diệt các vi khuẩn trên da, phòng ngừa các bệnh da liễu ở trẻ. 

Tắm lá trầu không cho trẻ sơ sinh
Lá trầu không với thành phần khoáng chất, vitamin cao giúp nuôi dưỡng làn da khoẻ mạnh, đồng thời làm sạch da diệt các vi khuẩn có hại trên da trẻ

Cách chuẩn bị nước tắm: 

  • Mẹ chuẩn bị một nắm lá trầu không (từ 8 – 10 lá) to, không bị dập nát, vàng úa. Ngâm với nước muối 5 phút, sau đó rửa sạch với nước. 
  • Vò nhẹ lá, cho vào nồi cùng 3 lít nước và đun sôi khoảng 15 phút. 
  • Lọc bỏ bã lá, đổ nước ra chậu và thêm nước sạch để đủ lượng nước cần sử dụng. 

Cách tắm chi tiết:

  • Bước 1: Để nước về nhiệt độ thích hợp từ 35 – 38 độ, từ từ đặt trẻ vào chậu, một tay kê dưới đầu trẻ
  • Bước 2: Mẹ sử dụng khăn mềm, lau từ mặt trẻ sau đó xuống toàn thân đặc biệt các vị trí dễ đóng bẩn như nách, bẹn,…
  • Bước 3: Tráng lại người trẻ bằng nước ấm và lau khô người. 

Lưu ý: Mẹ thực hiện phương pháp từ 2 – 3 lần/tuần không nên thực hiện quá nhiều vì lá trầu không với tính sát khuẩn cao, có thể khiến da trẻ khô, dễ nhạy cảm. 

3. Chuyên gia nói gì về phương pháp tắm lá trầu không cho bé?

Đội ngũ chuyên gia tại trường Đại học Dược Hà Nội đã nghiên cứu rằng: Lá trầu có chứa “hoạt chất kháng sinh” giúp kháng khuẩn, ngừa nhiễm trùng. Bởi vậy, mẹ không còn lo lắng về tác dụng của lá trầu không đem lại, tuy nhiên phương pháp này theo chuyên gia đánh giá tồn tại nhược điểm, ưu điểm như thế nào? Mẹ theo dõi ngay sau đây: 

Ưu điểm Nhược điểm
  • Tiết kiệm kinh tế. 
  • Nguồn nguyên liệu dễ tìm kiếm, dễ mua trên thị trường. 
  • Mất thời gian, công sức vì phải trải qua nhiều bước cần sự cẩn thận. 
  • Không chắc chắn về độ an toàn: Nguồn nguyên liệu không rõ nguồn gốc, còn dư cặn/bột lá trong nước tắm,…
  • Chỉ áp dụng với bé đã rụng rốn 

Vậy có cách nào cho mẹ để chọn được nước tắm cho bé vừa có các ưu điểm mà lại khắc phục được nhược điểm của nước tắm lá trầu không? Câu trả lời cho mẹ ở ngay phần 4 dưới đây, mẹ đừng bỏ lỡ lựa chọn thông minh sẽ được giới thiệu ngay sau đây. 

4. Phương pháp tắm lá trầu không được mẹ thông thái tin dùng

Thay vì mất nhiều thời gian, công sức chuẩn bị và thấp thỏm về mức độ an toàn của mẹo dân gian tắm bé bằng lá trầu không, nhiều bà mẹ thông thái đã lựa chọn sử dụng các loại nước tắm thảo dược lành tính có chứa thành phần dịch chiết từ lá trầu không.

Nước tắm thảo dược với bản chất vẫn từ dịch chiết lá trầu không nhưng được kết hợp thêm nhiều loại thảo dược khác. Với nguồn nguyên liệu được kiểm nghiệm, chọn lựa kỹ lưỡng; công nghệ chiết hiện đại khắc phục hoàn toàn nhược điểm của nước lá truyền thống, an toàn dùng được cho cả bé sơ sinh chưa rụng rốn. 

Nổi bật trên thị trường là nước tắm thảo dược chuyên dụng Dr.Papie được tin dùng bởi các chuyên gia nhi, nhiều mẹ bỉm vì: Thành phần kết hợp dịch chiết lá trầu không với 8 loại thảo dược khác như Trà Shan Tuyết, sài đất,… làm tăng hiệu quả làm sạch kèm khắc phục các vấn đề da liễu khác cho bé. Độ an toàn của sản phẩm đã được giấy chứng nhận Sở Y Tế Hà Nội cấp phép, không chất bảo quản, chất tạo bọt,… nên mẹ hoàn toàn yên tâm nhé. 

Nước tắm thảo dược Dr.Papie
Nước tắm thảo dược Dr.Papie là lựa chọn hàng đầu cho mẹ để tắm cho bé vì tác dụng làm sạch cao, độ an toàn, tiện lợi vượt trội

Tắm lá trầu không cho trẻ sơ sinh là phương pháp dân gian được áp dụng vì tác dụng diệt khuẩn, làm sạch da. Tuy nhiên, phương pháp còn tồn tại một số nhược điểm mà mẹ nên thay vào đó sử dụng nước tắm thảo dược chuyên dụng. Nếu mẹ còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ qua hotline 0911.225.336 hoặc để lại câu hỏi ở phần comment bên dưới để được chuyên gia của Dr.Papie giải đáp chính xác, nhanh chóng nhất.

24 thoughts on “6 sai lầm khi tắm lá trầu không cho trẻ sơ sinh & Hướng dẫn cách làm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook