Mụn sữa mọc ở mắt trẻ sơ sinh nguy hiểm không – mẹo xử lý an toàn

Rate this post

Mụn sữa mọc ở mắt với biểu hiện những nốt mụn màu trắng hoặc đỏ, không có nhân, nhỏ khoảng 1 – 2 mm bao quanh khoé mắt có nguy hiểm không? Cách an toàn để xử lý nó là gì? Mẹ hãy cùng Dr.Papie tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Mụn sữa mọc ở mắt trẻ sơ sinh
Hình ảnh các nốt mụn sữa mọc ở quanh mắt và các vùng da khác trên mặt bé

1. Mức độ nguy hiểm khi mụn sữa mọc quanh mắt trẻ sơ sinh

Mụn sữa mọc ở mắt nhìn chung không gây nguy hiểm cho trẻ và thường tự hết sau khoảng 2 tuần. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp mụn sữa kéo dài hàng tháng hoặc trở nặng. Mụn sữa nghiêm trọng hơn khi đi kèm những biểu hiện sau:

  • Nốt mụn sữa không biến mất khi trẻ đã qua 3 tháng tuổi
  • Nốt mụn sữa quanh mắt chuyển thành mụn đầu đen
  • Nốt mụn gây đau rát hoặc khó chịu cho trẻ
  • Mụn sữa có dấu hiệu sưng viêm, tấy đỏ trên diện rộng, xuất hiện mủ trắng tạo thành nhọt 
Mụn sữa mọc quanh mắt trẻ gây ngứa
Trẻ hay đưa tay dụi mắt vì mụn gây ngứa, cộm vùng da gần mắt

Khi trẻ sơ sinh có một trong những biểu hiện trên, mụn sữa đã chuyển sang giai đoạn nặng dễ gây kích ứng, ảnh hưởng đến cả mắt của bé. Lúc này mẹ cần đưa bé đi thăm khám bác sĩ để kịp thời chữa trị.

Mẹ lưu ý: Mụn sữa quanh mắt thường cộm, ngứa ngáy, đặc biệt là khi bé ma sát nhiều với gối. Ngoài ra, bé đưa tay lên dụi mắt, cào gãi vùng da xung quanh. Điều này làm vi khuẩn có cơ hội từ tay tiếp xúc với mắt bé gây bệnh khác về mắt như đau mắt đỏ, viêm kết mạc,…

2. Cách trị mụn sữa mọc quanh mắt ở trẻ sơ sinh an toàn

Vùng da quanh mắt bé rất mỏng, là vị trí cực kỳ nhạy cảm, dễ bị tổn thương. Vì vậy, khi trị mụn sữa ở khu vực này, mẹ cần chọn sản phẩm vệ sinh an toàn, lành tính. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần chú ý đến các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng mụn sữa ở trẻ như chế độ ăn, tác động từ môi trường xung quanh bé,…

Da mắt bé nhạy cảm
Da mắt bé là vị trí nhạy cảm, dễ bị tổn thương

2.1.  Rửa sạch vùng da quanh mắt cho trẻ bằng nước tắm thảo dược

Nhiều mẹ nghĩ rằng, khi trẻ bị mụn sữa ở mắt thì rửa vùng da xung quanh bằng nước trắng hoặc lau bằng nước lá dân gian là được. Nhưng thực tế không phải đâu mẹ ạ. Nước trắng không đủ để làm sạch, còn nước lá dân gian lọc không kỹ để lại cặn bã làm xước, rát da bé, thuốc trừ sâu tồn dư lại dễ gây kích ứng lên mắt và da mắt của bé. 

Nếu muốn dùng biện pháp an toàn, lành tính cho da bé thì mẹ ưu tiên lựa chọn nước tắm thảo dược để lau rửa vùng mắt bé. Thành phần trong nước tắm chiết xuất từ dược liệu thiên nhiên lành tính, đã được chứng minh tác dụng trị mụn sữa. Ngoài ra, nước tắm thảo dược không làm cay mắt và kích ứng da bé giúp con dễ chịu, thoải mái hơn.

Nước tắm thảo dược Dr.Papie
Nước tắm thảo dược hiệu quả và an toàn dần thay thế các biện pháp vệ sinh thông thường

Nước tắm thảo dược Dr.Papie được các chuyên gia Nhi khoa đánh giá cao và được rất nhiều bà mẹ tin dùng. Thành phần kết hợp 9 loại dược liệu an toàn, lành tính, trong đó trà shan tuyết, kinh giới, mướp đắng giảm viêm ngứa, có tác dụng trị mụn sữa hiệu quả. Nước tắm được chứng nhận của Sở Y tế Hà Nội đạt chuẩn với các tiêu chí: Hiệu quả, an toàn, không xà phòng, chất tạo bọt, không cay mắt và kích ứng da bé. Do đó, mẹ hoàn toàn có thể an tâm dùng nước tắm vệ sinh vùng da xung quanh mắt bé.

Các mẹ tin tưởng dùng nước tắm Dr.Papie và đạt hiệu quả tuyệt vời
Các mẹ tin tưởng dùng nước tắm Dr.Papie và đạt hiệu quả tuyệt vời

Cách rửa mặt, lau vùng da quanh mắt bị mụn sữa cho bé tương đối đơn giản như sau: Mẹ pha nước tắm theo tỷ lệ, thấm dung dịch bằng khăn sạch và lau nhẹ nhàng da mặt, vùng da mắt của bé.

2.2. Giữ cho vùng da quanh mắt bé luôn sạch sẽ, khô thoáng

Lưu ý quan trọng khi mẹ chăm sóc cho bé bị mọc mụn sữa quanh mắt là luôn giữ cho vùng da quanh mắt bé sạch sẽ, khô thoáng. Cụ thể như sau:

  • Vệ sinh mặt và da mắt sau khi bé bú hoặc mặt dính chất bẩn: Ngay sau khi bé bú hoặc ra ngoài chơi, mẹ cần dùng khăn vải mềm thấm nước sạch lau hết đi sữa mẹ, bụi bẩn dính trên da bé.
  • Làm sạch chăn gối bé nằm, phòng ngủ của bé: Chăn gối và không gian ngủ phải sạch sẽ vì mặt, đặc biệt là da mắt bé ma sát, tiếp xúc vào có nguy cơ viêm nhiễm cao. Do đó, mẹ nên lau dọn phòng ốc hàng ngày và giặt giũ chăn màn 1 lần/tuần.
Mẹ vệ sinh không gian
Dọn dẹp phòng ngủ, chăn màn thường xuyên giúp cải thiện tình trạng mụn sữa của trẻ

2.3. Cẩn thận với sản phẩm dùng ngoài da bé

Da quanh mắt bé đang bị mụn sữa đặc biệt nhạy cảm, nhất là các sản phẩm bôi ngoài da. Vì vậy, mẹ cần cẩn thận khi sử dụng cho bé:

  • Không tự ý thoa kem, thuốc mỡ lên vùng da gần mắt bé: Mẹ thoa kem không đúng cách, làm gây bít tắc lỗ chân lông, mụn sữa nguy cơ nặng thêm. Đồng thời, các loại sản phẩm không rõ nguồn gốc, thành phần có khả năng để lại tác dụng phụ trên da bé.
  • Không để phấn rôm tiếp xúc với da mặt bé nói chung, vùng da quanh mắt nói riêng: Trong phấn rôm chứa những hạt bụi mịn rất nhỏ chui vào lỗ chân lông gây bít tắc làm mụn lan rộng hơn. Ngoài ra, bụi mịn tiếp xúc với mắt bé có nguy cơ viêm nhiễm, chảy nước mắt, đau mắt,…
Lưu ý không sử dụng phấn rôm trị mụn sữa ở mắt trẻ sơ sinh
Không để phấn rôm tiếp xúc với vùng da mắt mọc mụn sữa của bé

2.4. Chế độ dinh dưỡng hợp lý đối với mẹ cho con bú 

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chủ yếu của bé sơ sinh, do đó mẹ ăn gì còn sẽ bú nấy đó mẹ ạ. Vì vậy, mẹ cho con bú đang bị mụn sữa ở mắt cần kiểm soát chế độ dinh dưỡng phù hợp, đảm bảo, tránh ăn thực phẩm gây dị ứng. 

Mẹ nên ăn nhiều rau xanh (rau mồng tơi, rau dền, rau ngót,…), trái cây giàu vitamin C (cam, bưởi, quýt,…) giúp giải nhiệt, giảm triệu chứng ngứa rát, mụn sữa ở trẻ. Đồng thời, mẹ cần kiêng ăn gia vị cay nóng (ớt, hạt tiêu,…), đồ ăn chiên rán và thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản để hoạt chất gây kích ứng truyền sang bé, ngăn mụn sữa quanh mắt bé nặng lên. 

Bé rôm sảy nên ăn nhiều trái cây
Mẹ nên ăn nhiều rau xanh, trái cây giàu vitamin C tốt cho tình trạng mụn sữa của bé bú mẹ

2.5.  3 lưu ý khác khi chăm sóc bé bị mụn sữa

Mụn sữa quanh mắt bé gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt mà còn làm mất thẩm mỹ cho làn da của bé. Mẹ cần chú ý hơn trong cách chăm sóc hằng ngày để cải thiện tình trạng mụn sữa cho bé:

  • Không nặn mụn sữa gần mắt bé: Điều này làm mụn sữa vỡ ra, gây đau và vùng da bị tổn thương có nguy cơ bị nhiễm trùng. 
  • Thao tác nhẹ nhàng: Mẹ không chà xát mạnh da mặt và vùng da gần mắt bé vì dễ làm trầy xước bề mặt da, làm vỡ các nốt mụn khiến bệnh nặng thêm.
  • Tránh để người lớn ôm hôn bé: Các vi khuẩn gây bệnh từ miệng, nước bọt dính lại trên da mặt bé là tác nhân gây viêm da, làm mụn lây lan rộng hơn.
Hạn chế ôm hôn trẻ
Tránh để người lớn ôm hôn trẻ vì mất vệ sinh và dễ lây lan vi khuẩn

Như vậy, mụn sữa mọc ở mắt bé là bệnh lành tính và tự hết sau 2 tuần. Mẹ cần sử dụng nước tắm thảo dược lau vùng da mụn gần mắt bé và giữ da bé luôn sạch sẽ, khô thoáng đề phòng mụn sữa chuyển biến nặng. Mọi ý kiến thắc mắc mẹ hãy phản hồi lại bên dưới hoặc gọi ngay hotline 0988.229.672 sẽ được đội ngũ chuyên gia giải đáp nhanh chóng nhất mẹ nhé!

 

25 thoughts on “Mụn sữa mọc ở mắt trẻ sơ sinh nguy hiểm không – mẹo xử lý an toàn

  1. Avatar
    Vương thùy dương says:

    Nhà mình cũng đang cho bé dùng nước tắm thảo dược drpapie ạ,nước tắm cho bé trị rôm sảy,mụn sữa tốt lắm ạ

  2. Avatar
    Nguyễn Dung says:

    Mình cũng lựa chọn nước tắm thảo dược Dr papie để tắm cho con từ sơ sinh, trộm vía rất sạch sẽ, thơm tho, đã con mịn, mềm.

  3. Avatar
    Nhung nguyên says:

    Bé nhà e kg có bị mụn sữa nhưng hay nổi rôm sảy khi trời nóng.cho e hỏi dùng nước tắm Drpapie có hết k ạ

  4. Avatar
    Lý lê says:

    Cảm ơn dược sỹ đã chia sẻ .nhà mk cũng đang dùng nước tắm thảo dược drpapie cho bé.trộm vía da con rất khoẻ

  5. Avatar
    Xuân xuân says:

    Nhà mình vẫn chung tình với các sp của nhà bapie ấy.nước tắm khăn gạc có đủ.thật sự ưng ý các sp này vì vừa an toàn lại hiệu quả

  6. Avatar
    Việt Trinh says:

    Mình cũng hay tìm hiểu về mụn sữa . Đã bé rất nhạy cảm nên mk muốn chọn những sản phẩm tốt nhất cho con. M.n ai biết mách mk vs

Comments are closed.

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook