15+ hình ảnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh giúp mẹ phân biệt đúng

1/5 - (1 bình chọn)

Viêm da cơ địa có biểu hiện gần giống chàm sữa, mụn sữa,… khiến mẹ phân vân không biết bé đang có triệu chứng của bệnh nào? Đừng lo! 15+ hình ảnh viêm da cơ địa trẻ em dưới đây giúp mẹ dễ dàng nhận biết và phân biệt với các tình trạng da liễu khác, từ đó biết cách chăm sóc đúng cho bé nhà mình! 

1. Hình ảnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh theo từng giai đoạn

Viêm da cơ địa ở trẻ em phát triển theo từng giai đoạn: cấp tính, bán cấp tính, mạn tính với những dấu hiệu trên da để mẹ nhận biết nhanh nhất tình trạng của bé.

1.1. Viêm da cơ địa cấp tính 

Tình trạng này xuất hiện chủ yếu ở chân và tay trẻ với dấu hiệu: 

  • Da khô, bong tróc ửng đỏ nhưng không có ranh giới rõ ràng. 
  • Xuất hiện các đám sần hoặc mụn nước li ti.
  • Da bị sưng, phù nề, mụn nước bị vỡ tiết dịch và đóng vảy.
  • Ở giai đoạn này, trẻ ngứa và thường xuyên có biểu hiện gãi. Nếu các mụn nước bị vỡ mà mẹ không vệ sinh đúng cách có thể dẫn tới bội nhiễm. 
Hình ảnh trẻ bị viêm da cơ địa
Hình ảnh trẻ bị viêm da cơ địa cấp tính với các mụn li ti, ửng đỏ khô rát
Vùng da bị viêm da cơ địa
Vùng da bị bệnh có thể sưng, phù nề, mụn nước bị vỡ tiết dịch và đóng vảy

1.2. Viêm da cơ địa bán cấp tính

Ở giai đoạn này, các biểu hiện của trẻ không có nhiều khác biệt so với viêm da cơ địa cấp tính: da khô, mọc mụn nước gây ngứa. Tuy da không bị phù nề, tiết dịch nhưng trở nên dày hơn và xuất hiện các vết nứt trên bề mặt. Nếu trẻ không được chăm sóc và điều trị đúng cách, tình trạng sẽ chuyển sang mạn tính. 

Viêm da cơ địa cấp tính
Viêm da cơ địa bán cấp có biểu hiện tương tự cấp tính
Biểu hiện viêm da cơ địa cấp tính
Viêm da cơ địa bán cấp tính khiến da trẻ khô hơn, dày hơn và xuất hiện các vết nứt trên bề mặt

1.3. Viêm da cơ địa mạn tính

Tình trạng cấp tính, bán cấp tính diễn ra nhiều lần và không được điều trị đúng cách sẽ tiến triển thành mạn tính với các dấu hiệu sau: 

  • Da trẻ trở nên thô ráp, căng cứng hơn các vùng da khác, không có sự đàn hồi.
  • Có ranh giới rõ ràng giữa các vùng da bị viêm với bình thường. 
  • Da trẻ trở nên nhạy cảm, dễ nứt nẻ hơn bình thường có thể kèm theo chảy máu nếu trẻ gãi. 
Viêm da cơ địa mãn tĩnh
Viêm da cơ địa mạn tính có thể xuất hiện chảy máu nếu trẻ gãi
Biểu hiện viêm da cơ địa mãn tính
Viêm da cơ địa mạn tính khiến da trở nên cứng, dày hơn các vùng da khác được phân chia rõ

2. Hình ảnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh theo từng vị trí

Viêm da cơ địa có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào của trẻ như mặt, đầu, chân tay,.. gây ảnh hưởng đến phát triển của trẻ và một số vị trí tiềm ẩn nguy cơ biến chứng xấu. 

2.1. Hình ảnh viêm da cơ địa tại đầu

Viêm da cơ địa tại đầu với biểu hiện trên da đầu như sau: 

  • Xuất hiện các mảng da đỏ tại chân tóc, vùng da ở gáy, trán và phía sau vành tai. 
  • Sau khi ửng đỏ, da trở nên khô, bong tróc và gây ngứa dữ dội. 
  • Đồng thời, trẻ có thể kèm theo rụng tóc.
  • Đặc biệt, vùng da trên đầu là vị trí nhiều chất nhờn dính, tiết mồ hôi nhiều, dễ bám bụi nên nguy cơ bị nhiễm trùng cao.
Viêm da cơ địa tại đầu
Viêm da cơ địa tại đầu với biểu hiện da bong tróc, xuất hiện mụn nước có thể kèm theo rụng tóc

2.2. Hình ảnh viêm da cơ địa tại mặt 

Vị trí viêm da cơ địa trên mặt thường ở 2 bên má, vùng trán, lông mày của trẻ. Viêm da theo từng mảng đỏ, khô, bong tróc da có thể kèm theo mụn nước. Vùng da này cần được chăm sóc kỹ vì nguy cơ để lại sẹo trên mặt, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ. 

Viêm da cơ địa tại mặt
Viêm da cơ địa tại mặt chủ yếu ở 2 bên má khiến da khô, ửng đỏ, nứt nẻ bong tróc ảnh hưởng đến thẩm mỹ

2.3. Hình ảnh viêm da cơ địa tại cổ

Viêm da cơ địa xuất hiện ở xung quanh cổ trẻ, đặc biệt là vùng ngấn vì nơi đó ít thông thoáng. Đặc trưng là vùng da ửng đỏ, bong tróc, kèm theo mụn nước. Viêm da cơ địa vùng cổ có thể lan xuống phần lưng trẻ. 

Viêm da cơ địa tại cổ
Viêm da cơ địa tại cổ với đặc trưng da đỏ xung quanh, kèm theo mụn nước, bong tróc và có thể lan xuống lưng

2.4. Hình ảnh viêm da cơ địa tại chân

Viêm da xuất hiện chủ yếu ở phần bàn chân. Biểu hiện da chân khô, ửng đỏ theo từng mảng màu đậm, xuất hiện mụn nước khi vỡ gây viêm. Đặc biệt, bệnh xảy ra ở lòng bàn chân trẻ khiến trẻ đau khi đi lại, đồng thời nguy cơ mụn nước vỡ gây nhiễm trùng cao. Mẹ nên hạn chế cho trẻ đi lại khi bị viêm ở chân, và vệ sinh sạch sẽ. 

Viêm da cơ địa tại chân
Viêm da cơ địa tại chân xuất hiện các mụn nước làm trẻ đau đớn khi đau lại, dễ bị vỡ gây nhiễm trùng cao

2.5. Hình ảnh viêm da cơ địa tại tay

Viêm da cơ địa tại tay với biểu hiện: da trẻ nổi phồng từng cục đỏ ửng, sưng rát, kèm theo mụn nước gây ngứa cho trẻ. Khi ở giai đoạn mãn tính, da trẻ dày và cứng hơn, nứt nẻ bong tróc da nhiều. 

Viêm da cơ địa tại tay

2.6. Hình ảnh viêm da cơ địa tại mông

Vị trí viêm da cơ địa hay xuất hiện là ở 2 bên mông trẻ với da khô rát, ửng đỏ, bong tróc. Đồng thời, vùng da thường xuyên chịu bí bách do trẻ mặc bỉm nên có thể xuất hiện mụn nước. Lúc này, viêm da dễ lan đến vùng hậu môn, bộ phận sinh dục nên mẹ cần chăm sóc kỹ. 

Viêm da cơ địa tại mông

3. So sánh hình ảnh viêm da cơ địa với các bệnh da liễu khác

Viêm da cơ địa, rôm sảy, chàm sữa, ghẻ lở,… là những bệnh da liễu thường gặp ở trẻ nhỏ. Một số mẹ thường nhầm lẫn biểu hiện của các bệnh này với nhau dẫn tới điều trị sai cách, khiến bệnh trầm trọng hơn.. Sau đây là cách phân biệt giữa viêm da cơ địa và các bệnh da liễu khác ở trẻ chính xác nhất, mẹ theo dõi để xác định đúng tình trạng trẻ và điều trị phù hợp. 

3.1. So sánh với bệnh rôm sảy

Phân biệt viêm da cơ địa với rôm sảy
Viêm da cơ địa giai đoạn đầu thường dễ nhầm lẫn thành rôm sảy
Viêm da cơ địa Rôm sảy
Vị trí  Xuất hiện toàn thân  Xuất hiện toàn thân như tập trung nhiều hơn ở các vị trí ra nhiều mồ hôi như nách, bẹn, lưng,…
Hình dạng  Giai đoạn đầu: da ửng đỏ, xuất hiện mụn li ti

Giai đoạn sau: da thô ráp, căng khô dày và cứng hơn vùng da khác. 

Các mụn rôm, sẩn nhỏ trên da
Màu sắc Các mụn nước li ti không màu, vùng da bị viêm trở nên khô ráp, dày lên, ửng đỏ sau đó bong tróc đổi sang màu nâu xám. Tập trung thành từng đám nốt mụn sẩn màu hồng, thỉnh thoảng là mụn mủ trắng mọc thành từng mảng lớn

3.2. So sánh với bệnh chàm sữa

Phân biệt chàm sữa và viêm da cơ địa
Chàm sữa khiến da trẻ căng, dày lên, nóng rát còn viêm da cơ địa làm da trẻ căng khô, nứt nẻ bong tróc tổn thương nặng
Viêm da cơ địa  Chàm sữa
Vị trí Xuất hiện toàn thân  Xuất hiện ở 2 má, quanh miệng vùng trán và lông mày
Hình dạng Da bị viêm khô, nóng hơn các vùng da khác, bong tróc nhiều Da căng ráp, dày lên có thẻ kèm theo chảy dịch 
Màu sắc  Màu ửng đỏ (nhạt), bong tróc da trắng Màu đỏ đậm 

3.3. So sánh với bệnh ghẻ lở

Phân biệt viêm da cơ địa với ghẻ
Ghẻ lở là bệnh do ký sinh trùng gây ra nên mẹ sẽ thấy các lỗ ghẻ, còn viêm da cơ địa do bản thân bé khiến da căng nứt, khô ráp
Viêm da cơ địa Ghẻ lở 
Vị trí Xuất hiện rải rác toàn thân, tập trung mặt, chân tay. Tập trung thành từng vùng trên cơ thể
Hình dạng Da căng ráp, nứt nẻ, xuất hiện mụn nước li ti trên da  Các mụn đỏ, nổi sẩn, ở giữa có lỗ nhỏ do con ghẻ đào trên da của trẻ.
Màu sắc Da ửng đỏ nhẹ, kèm theo nứt nẻ bong tróc da từng mảng trắng Mụn đỏ 

4. Bé bị viêm da cơ địa phải làm sao? Cách điều trị hiệu quả

Viêm da cơ địa ở trẻ không quá nguy hiểm nếu mẹ phát hiện sớm và xử lý kịp thời. Mẹ áp dụng ngay 4 cách sau để giúp bé nhanh khỏi, đồng thời tránh tái phát: 

  • Vệ sinh da bé sạch sẽ: Viêm da cơ địa khiến da trẻ nứt nẻ, bong tróc, dễ bị các vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm. Bởi vậy, mẹ vệ sinh sạch sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn bám trên da giúp viêm da nhanh khỏi hơn. Theo chuyên gia, mẹ nên sử dụng nước tắm thảo dược Dr.Papie  – thành phần từ 9 loại thảo dược không chỉ giúp làm sạch mà còn chuyên điều trị viêm da cơ địa giúp kháng viêm, kháng khuẩn và dưỡng ẩm. Điều này sẽ giúp bé nhanh khỏi hơn và tránh tái phát. 
  • Dùng kem dưỡng ẩm: Viêm da cơ địa làm da bé rất khô, bong tróc, nứt nẻ. Bởi vậy, mẹ cần sử dụng kem dưỡng ẩm để cung cấp độ ẩm, giúp da khỏe mạnh chống lại tác nhân bên ngoài. Mẹ tham khảo một số kem như: Cetaphil, Bepanthen,…
  • Chống viêm – nhiễm khuẩn: Đây là điều quan trọng trong điều trị viêm da cơ địa ở trẻ., vì khi nhiễm khuẩn sẽ làm thời gian điều trị kéo dài, phức tạp hơn và để lại biến chứng xấu. Mẹ vệ sinh da trẻ sạch và có thể sử dụng kem chống viêm theo hướng dẫn của bác sĩ. 
  • Chống ngứa: Viêm da cơ địa xuất hiện mụn nước li ti gây ngứa cho trẻ. Nếu trẻ gãi, mụn nước bị vỡ tạo vết thương hở nguy cơ gây nhiễm trùng cao. Mẹ hạn chế cho trẻ gãi, cắt móng tay cho trẻ và giảm ngứa bằng cách chườm khăn lạnh, sử dụng thuốc như: Eumovate, fucidin,…
Dr.Papie là nước tắm thảo dược chiết xuất từ 9 loại thảo dược khác nhau có công dụng tốt trong hỗ trợ điều trị hăm mông 
Mẹ cần chăm sóc bé bị viêm da cơ địa khoa học, kết hợp sử dụng với nước tắm thảo dược Dr.Papie giúp bé nhanh khỏi

Trên đây là toàn bộ các hình ảnh về viêm da cơ địa trẻ em để mẹ nhận biết và phân biệt với các bệnh da liễu khác. Nếu còn thắc mắc về cách chăm sóc cho trẻ bị viêm da cơ địa, mẹ hãy liên hệ qua hotline 0911.225.336 hoặc để lại câu hỏi ở phần comment bên dưới để được chuyên gia của Dr.Papie giải đáp chính xác, nhanh chóng nhất.

 

3 thoughts on “15+ hình ảnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh giúp mẹ phân biệt đúng

Comments are closed.

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook