Hăm cổ mãi không khỏi

Rate this post

Hăm cổ mãi không khỏi khiến mẹ không khỏi lo lắng cho bé yêu. Nhiều mẹ đã áp dụng các biện pháp xử lý khác nhau nhưng vết hăm vẫn tiếp diễn, khiến bé đau rát quấy khóc trong một thời gian dài. Bài viết dưới đây, các chuyên gia sẽ giúp mẹ hiểu được nguyên nhân hăm cổ kéo dài đồng thời giúp mẹ có cách chăm sóc khoa học phù hợp giúp bé nhanh khỏi, mẹ cùng theo dõi nhé!

Bé hăm cổ mãi không khỏi
Con bị hăm cổ không khỏi khiến nhiều mẹ lo lắng

1. Vì sao trẻ bị hăm cổ mãi không khỏi?

Da bé vốn non nớt và nhạy cảm, dễ bị tấn công bởi vi khuẩn gây bệnh từ môi trường bên ngoài. Vị trí cổ là vị trí nhạy cảm, vết hăm ở đây thường lâu lành hơn những vùng da khác bởi một số nguyên nhân sau:

  • Bé bụ bẫm và có ngấn cổ sẽ dễ bị hăm cổ và khó lành hơn các bé khác: Cổ tiết nhiều mồ hôi làm cho môi trường da thường xuyên ẩm ướt. Đặc biệt với những bé bụ bẫm, các ngấn cổ sẽ tích đọng mồ hôi, vi khuẩn và dễ bị cọ xát, điều này khiến hăm cổ lâu khỏi hơn. 
  • Do thời tiết nóng: Nhiệt độ tăng cao khiến bé tiết nhiều mồ hôi, đặc biệt là vùng cổ gây ẩm ướt da, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, bé bị hăm và lâu khỏi. 
  • Do bé nhiễm nấm, da tổn thương: Hăm cổ mãi không khỏi không ngoài khả năng vùng da cổ của con bị nhiễm nấm, nhiễm khuẩn, da lở loét, viêm tấy nặng nề. 
  • Do mẹ vệ sinh và chăm bé chưa đúng cách: Việc sử dụng kem trị hăm thành phần gây kích ứng, sử dụng phấn rôm trị hăm, tắm cho bằng các loại nước tắm có chứa chất tạo bọt hay vệ sinh không kỹ vùng cổ vô tình là cách chăm sóc sai của mẹ khiến bé hăm cổ mãi không khỏi. 
Trẻ bị hăm cổ
Những bé bụ bẫm thường dễ bị hăm cổ và lâu lành hơn những bé khác.

2. Những sai lầm có thể khiến bé bị hăm cổ nặng hơn

Bé lâu khỏi hăm cổ có thể do những sai lầm mà mẹ không để ý dưới đây: 

2.1. Mẹ sử dụng phấn rôm cho bé

Thói quen thường thấy của các mẹ bỉm khi thấy bé bị hăm cổ đó là sử dụng phấn rôm để xử lý. Tuy nhiên, cách điều trị này là sai lầm bởi phấn rôm có cấu trúc hạt mịn, dễ gây kích ứng da bé. Chúng gây bít tắc lỗ chân lông, khiến mồ hôi không thoát được ra ngoài, từ đó làm nặng thêm hăm da cổ. Ngoài ra, vị trí cổ gần với khoang mũi, hạt phấn có thể xâm nhập vào đường hô hấp gây ra kích ứng, suyễn và khó thở cho bé. 

Sử dụng phấn rôm khoa học
Sử dụng phấn rôm làm nặng thêm tình trạng hăm của con.

2.2. Mẹ sử dụng kem trị hăm có chứa thành phần nhạy cảm

Kem trị hăm được nhiều mẹ sử dụng vì hiệu quả điều trị hăm tốt. Tuy nhiên, một số mẹ đã sử dụng kem thoa cho con nhưng mãi không khỏi. Nguyên nhân là do trong thành phần của kem trị hăm chứa chất hóa dược nhạy cảm với da con, gây kích ứng da như axit boric, camphor, methyl salicylate,… Những chất này không những không giúp cải thiện tình trạng hăm của con mà còn khiến vị trí hăm nặng thêm, mẹ lưu ý nhé!

Kem trị hăm
Kem trị hăm có thành phần hóa dược có thể gây kích ứng và ảnh hưởng đến chuyển hóa cơ thể con.

2.3. Sử dụng sữa tắm nhiều bọt xà phòng

Nhiều mẹ sử dụng sữa tắm chứa thành phần là chất tạo bột, tạo hương cho bé nhà mình mà không biết những chất đó có thể gây kích ứng da, làm nặng thêm tình trạng hăm da của bé. 

Ngoài ra, nhiều mẹ bỉm chưa lau khô người đã vội mặc quần áo cho con, vô tình khiến cho các vùng da có nếp gấp như vùng cổ bị ẩm ướt trong thời gian dài. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và phát triển, hăm nặng và lâu khỏi hơn đó ạ.

Lưu ý khi dùng sữa tắm tạo bọt cho bé
Sữa tắm tạo bọt gây khô da và nặng thêm tình trạng hăm da ở trẻ nhỏ.

2.4. Mẹ cho bé mặc đồ không phù hợp

Một trong những nguyên nhân hăm cổ mãi không khỏi ở trẻ là mẹ cho bé mặc đồ không phù hợp bao gồm kiểu dáng và chất liệu. Các chất liệu như da, lụa, vải polyester có khả năng thấm hút mồ hôi kém, gây bí, nóng. Ngoài ra, kiểu dáng áo cao cổ khiến bé ra nhiều mồ hôi hơn. Mồ hôi tích đọng nhiều ở vùng cổ tạo môi trường luôn ẩm ướt dẫn đến tình trạng hăm trở nặng hơn, mãi không khỏi. 

Nguyên nhân bé bị hăm cổ
Mặc quần áo có chất liệu không thấm hút và che kín cổ có thể làm nặng thêm tình trạng hăm cổ của con.

2.5. Do mẹ vệ sinh không kỹ

Thức ăn, sữa từ miệng chảy xuống cổ và tích đọng ở vùng cổ. Nếu mẹ vệ sinh không kỹ, chúng bám vào da, tấn công da và gây tình trạng hăm nặng hơn. Đặc biệt, vùng cổ là vùng da có nhiều nếp gấp khiến việc vệ sinh khó khăn hơn cho mẹ. Do đó, bé hăm cổ mãi không khỏi, mẹ cần chú ý đến việc vệ sinh cho con của mình nhé. 

Nguyên nhân khiến bé bị hăm cổ
Thức ăn, cặn sữa, nước dãi có thể chảy từ miệng và tích đọng ở cổ gây hăm cổ mãi không khỏi.

3. Khi nào nên đi viện khi trẻ bị hăm cổ mãi không khỏi?

Hăm cổ ở trẻ em là tình trạng ngoài da không nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu tình trạng hăm cổ vẫn tiếp tục kéo dài do nhiều nguyên nhân sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm da, nhiễm trùng da, hoại tử da, gây đau rát và để lại sẹo. 

Mẹ khi quan sát thấy những biểu hiện sau cần đưa con đi khám ngay để có biện pháp xử lý kịp thời: 

  • Trẻ hăm cổ có xu hướng nặng hơn, thời gian điều trị trên 10 ngày: Bé mãi không khỏi cho thấy cách xử lý của mẹ không đúng, mẹ cần đưa bé đến bác sĩ để được điều trị kịp thời.
  • Trẻ hăm cổ kèm theo sốt: Sốt là dấu hiệu bé đã bị nhiễm khuẩn, trường hợp này mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt mẹ nhé. 
  • Vùng da cổ bị hăm có rỉ máu hoặc chảy máu: Vết hăm chảy máu do tổn thương đã xâm lấn sâu, trường hợp này da bé dễ bị nhiễm trùng và hoại tử nên mẹ cần đưa con đi khám để xử lý vết hăm kịp thời.
  • Vùng da cổ bị hăm trở nên chai và cứng hơn so với vùng da xung quanh: Da bé chai và cứng cảnh báo ổ nhiễm khuẩn ở dưới da, do đó mẹ cần đưa con đi khám ngay nếu thấy dấu hiệu này. 
Bé bị hăm cổ nặng
Khi thấy những biểu hiện trở nặng của con, mẹ cần đưa con đến bác sĩ để được thăm khám và xử lý kịp thời

4. Cách điều trị khi trẻ bị hăm cổ mãi không khỏi

Nhiều mẹ dù đã xử lý vết hăm cho con nhưng bé hăm cổ vẫn không nhanh hết. Dưới đây là những cách xử lý vết hăm theo chuyên gia hướng dẫn giúp bé nhanh khỏi: 

4.1. Giữ cho cơ thể bé luôn thoáng mát 

Thân nhiệt của bé cao hơn so với người lớn, do đó rất dễ đổ mồ hôi. Giữ cho cơ thể luôn thoáng mát giúp giảm thiểu việc tiết mồ hôi ở trẻ, đặc biệt là vùng cổ. Mồ hôi không tích tụ vì thế vi khuẩn không có môi trường thuận lợi để phát triển, giúp vết hăm cổ khỏi nhanh hơn.

Một số biện pháp giữ cho cơ thể bé luôn thoáng mát mẹ tham khảo:

  • Cho con chơi, sinh hoạt ở những khu vực thoáng mát.
  • Không mặc quá nhiều quần áo cho con đặc biệt trong những ngày thời tiết nóng bức 
  • Không quấn khăn cho trẻ quá nhiều.
  • Sử dụng các thiết bị làm mát như quạt, điều hòa. 
Giữ cơ thể bé thoáng mát
Sử dụng quạt để cơ thể bé thoáng mát, giảm tiết mồ hôi trong những ngày nóng bức giúp bé nhanh khỏi hăm cổ.

4.2. Sử dụng kem trị hăm có thành phần thảo dược 

Khác với kem trị hăm hóa dược, kem trị hăm có thành phần thảo dược có thành phần lành tính, an toàn với con, không gây kích ứng da. Đặc biệt, do chứa chiết xuất thảo dược có khả năng sát khuẩn, mẹ có thể hoàn toàn yên tâm về khả năng trị hăm của những loại kem này. 

Một số loại kem trị hăm được nhiều mẹ tin dùng: Sudocrem, Bepanthen, Desitin,…

Kem trị hăm chuyên dụng cho bé
Sudocrem là một trong những kem thảo dược trên thị trường được nhiều mẹ sử dụng để trị hăm cổ cho con.

4.3. Thường xuyên vệ sinh cổ bé đúng cách 

Cổ thường tích tụ nhiều mồ hôi, thức ăn, sữa của trẻ. Do đó mẹ cần vệ sinh kỹ vùng cổ sau khi bé ăn uống hoặc chảy dãi bằng cách sử dụng khăn mềm ướt. Những bé bụ bẫm thường khó vệ sinh hơn, do đó mẹ hơi ngửa cổ của bé, dùng khăn vệ sinh kỹ ở các khe ngấn cổ. Trong quá trình lau khô, mẹ chú ý thao tác nhẹ nhàng, không chà xát mạnh dẫn đến đau, rát và lở loét vùng da bị hăm.

Vệ sinh cổ bé đúng cách
Mẹ sử dụng khăn để lau cổ cho con, tránh mạnh tay gây đau rát và lở loét cho con.

4.4. Vệ sinh cho bé bằng thảo dược 

Nhiều mẹ sử dụng một số thảo dược để trị hăm cổ cho con như lá chè, trầu không, trà shan tuyết, kinh giới,… Những loại lá này vừa có tác dụng kháng khuẩn, làm sạch sâu vừa chống viêm giảm ngứa hiệu quả cho con. Tuy nhiên, lá tắm mang lại một số nhược điểm như hiệu quả lâu, dễ gây kích ứng da do lông lá, cặn bẩn, thời gian chuẩn bị lâu và dễ gây xỉn màu da bé. 

Vì thế, các chuyên gia khuyên mẹ nên sử dụng nước tắm thảo dược để vệ sinh vùng cổ và toàn thân cho con bởi các ưu điểm nổi bật hơn so với lá tắm như hiệu quả nhanh (do kết hợp nhiều thảo dược), an toàn với bé (nguyên liệu chọn lọc, áp dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất), tiết kiệm thời gian cho mẹ, không gây xỉn màu da của con. 

Nước tắm thảo dược Dr.Papie với sự kết hợp của 9 loại thảo dược, hoàn toàn là sản phẩm mẹ nên mua để vệ sinh và chăm sóc khi trẻ bị hăm cổ mãi không khỏi. 

Nước tắm thảo dược Dr. Papie
Nước tắm thảo dược Dr.Papie với thành phần từ thảo dược giúp giải quyết nỗi lo hăm cổ lâu khỏi ở con.

Mẹ tham khảo thêm bài viết: Trẻ bị hăm cổ  

Hăm cổ mãi không khỏi khiến nhiều mẹ lo lắng và loay hoay trong cách xử lý. Mẹ cần chú ý đến cách chăm sóc và vệ sinh thường xuyên vùng cổ bằng nước tắm thảo dược cho bé mẹ nhé! Hy vọng những thông tin cung cấp ở trên giúp mẹ trong cách chăm sóc con bị hăm cổ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, mẹ hãy để lại bình luận ở phần dưới, hoặc liên hệ số hotline 0988.229.672 để được các chuyên gia của Dr.Papie giải đáp mọi thắc mắc. 

19 thoughts on “Hăm cổ mãi không khỏi

  1. Avatar
    Minh Quân says:

    Từ khi dùng nc tắm thảo dược dr papie đến nay con k bị rôm sảy nữa. Mà mùa hè con có nằm điều hòa thì cũng k lo bị khô da con.

  2. Avatar
    HOÀNG MINH says:

    Con nhà mình hay dị ứng với nhiêu loại sữa tắm khi dùng dr.papie con đỡ hẵn luôn rôm sẩy k lo sữa tắm của con

  3. Avatar
    Chi khánh says:

    Mình dùng nước tắm thảo dược drpapie tắm rửa cho bé hàng ngày nên trôn vía con ko bị hăm.cảm ơn chuyên gia đã chia sẻ

  4. Avatar
    Dương Bảo says:

    Mình dùng nước tắm thảo dược Dr papie hàng ngày cho con nên trộm vía cổ sạch sẽ, cũng k bị hăm đỏ ở các vùng da nhạy cảm

  5. Avatar
    says:

    Trước đây mình cũng hay dùng phấn rôm xoa dịu cho con nhưng từ khi biết đến dr…ppapie mình không lo con bi hăm nửa

Comments are closed.

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook