Đừng coi nhẹ chàm cơ địa ở trẻ sơ sinh – 4 bước xử lý hiệu quả

Rate this post

Chàm cơ địa ở trẻ sơ sinh là một bệnh viêm da thường gặp khi thời tiết giao mùa, nhất là trời lạnh, khô hanh gây nhiều khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt của bé. Vậy nguyên nhân, mức độ nguy hiểm của chàm cơ địa ra sao và xử lý thế nào để hiệu quả? Mẹ theo dõi tư vấn của chuyên gia để có câu trả lời chính xác nhất nhé!

Chàm cơ địa ở trẻ sơ sinh
Chàm cơ địa thường gặp khi thời tiết trở nên hanh khô, nhiệt độ thấp

1. Cảnh báo mức độ nguy hiểm của bệnh chàm cơ địa ở trẻ sơ sinh

Chàm cơ địa (còn gọi là viêm da cơ địa – eczema) hay gặp ở trẻ dưới 1 tuổi với tỉ lệ 60%, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuần tuổi. Biểu hiện trên da của trẻ là da khô, bong tróc thành từng mảng và xuất hiện những nốt mẩn đỏ, mụn nước, chủ yếu xuất hiện trên mặt, cổ, vùng gập như khuỷu tay, cổ tay,… Tình trạng này khiến trẻ khó chịu, ngứa ngáy và gặp nhiều bất tiện trong ăn uống, sinh hoạt.

Biểu hiện của chàm sữa cơ địa
Viêm da cơ địa hay biểu hiện trên mặt, vùng gập như khuỷu tay, khuỷu chân,…

Theo TS.BS Phạm Thị Mai Hương – Trưởng khoa Da liễu, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, hiện nay vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây ra chàm cơ địa ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, một số yếu tố dưới đây sẽ làm cho trẻ dễ mắc bệnh và trở nặng hơn:

  • Yếu tố di truyền: Người nhà của bé như ông bà, bố mẹ, anh chị em từng mắc các bệnh cơ địa như chàm cơ địa, hen, viêm mũi dị ứng,… thì trẻ sinh ra cũng có khả năng cao mắc bệnh viêm da cơ địa.
  • Hệ miễn dịch của trẻ yếu ớt: Trẻ sơ sinh có sức đề kháng kém, khi gặp tác nhân gây bệnh (bụi bẩn, vi khuẩn) sẽ phá vỡ hàng rào bảo vệ da xâm nhập vào cơ thể gây viêm da cơ địa.
  • Môi trường sống: Thời tiết hanh khô, nhiệt độ thấp, bụi bẩn, phấn hoa hoặc lông chó mèo vật nuôi khi tiếp xúc với da bé là điều kiện thuận lợi khởi phát bệnh và khiến chàm cơ địa nặng hơn. 
  • Đồ dùng cá nhân: Trẻ mặc quần áo chất liệu len hoặc dạ thô ráp gây ngứa ngáy, bí bách tiết nhiều mồ hôi làm tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Tác dụng phụ sau khi tiêm phòng: Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn non nớt nên hay phải đi tiêm phòng bệnh và chàm cơ địa chính là tác dụng phụ sau khi bé tiêm xong.
Trẻ sơ sinh tiêm phòng
Trẻ sơ sinh tiêm phòng có thể dẫn tới tác dụng phụ là chàm cơ địa

Chàm cơ địa là bệnh lý gây tổn thương ngoài da và không gây nguy hiểm cho bé. Tuy vậy, mẹ cũng cần nắm rõ tình trạng của bệnh để có cách xử lý thích hợp:

  • Giai đoạn cấp tính: Giai đoạn này thường kéo dài vài ngày đến 1 tuần với các triệu chứng như da rất khô, mẩn đỏ, ngứa rát. Mẹ chỉ cần chăm sóc và vệ sinh da cho bé đúng cách thì bệnh sẽ tự khỏi.
  • Giai đoạn mạn tính: Trong trường hợp không điều trị sớm và chăm sóc chưa đúng cách, chàm cơ địa trở nặng dẫn đến biến chứng như bội nhiễm vi khuẩn hoặc hoại tử da bé. Từ đó, gây ảnh hưởng đến cuộc sống và thẩm mỹ của bé khiến trẻ quấy khóc, khó ngủ, kém ăn, chậm lớn.

Chàm sữa bao lâu thì khỏi tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa của bé. Thông thường, viêm da cơ địa sẽ khỏi sau khoảng 7 – 10 ngày kể từ khi trẻ mắc bệnh. Da trẻ khi bị chàm cơ địa rất nhạy cảm, dễ trở nặng thêm nên mẹ cần xác định rõ tác nhân gây bệnh để loại bỏ. Đồng thời, mẹ cần thường xuyên vệ sinh da trẻ và dùng thuốc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ để chàm cơ địa nhanh khỏi, ngăn ngừa tái phát.

Biến chứng của viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa không điều trị sớm gây ra các biến chứng nghiêm trọng như hoại tử da, viêm loét

2. Hướng dẫn 4 bước điều trị chàm cơ địa trẻ em

Chàm cơ địa gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt của trẻ nên cần được điều trị sớm và cải thiện kịp thời. Nguyên tắc điều trị của viêm da cơ địa là khôi phục hàng rào bảo vệ da, giữ ẩm cho da và tăng cường khả năng bảo vệ da khỏi tác nhân gây bệnh. Từ đó, các bước điều trị ở trẻ sơ sinh bao gồm làm dịu, dưỡng ẩm cho da, chống viêm và giảm ngứa.

Mần đỏ viêm da cơ
Các nốt mẩn đỏ gây đau rát, ngứa ngáy nên trẻ hay khó chịu, quấy khóc

2.1. Bước 1: Vệ sinh da sạch sẽ

Trước tiên, mẹ cần phải làm sạch da trẻ để loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi trên da, tránh bít tắc. Đồng thời, mẹ tránh sử dụng sữa tắm, xà phòng có chứa thành phần dễ gây kích ứng trên da trẻ như chất tạo bọt, tạo mùi, hương liệu, chất bảo quản,… Vì các sản phẩm ấy rất dễ gây mòn da, suy giảm miễn dịch tự nhiên trên da khiến chàm cơ địa lâu khỏi hơn.

Ngoài ra, biện pháp tắm lá dân gian được nhiều mẹ áp dụng để tắm cho con. Tuy nhiên, cách này có một số nhược điểm như rửa không sạch dễ đọng lại trên lá bụi bẩn, thuốc trừ sâu và chuẩn bị lách cách, tốn nhiều thời gian.

Vì vậy, mẹ nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm làm sạch da từ thiên nhiên lành tính, an toàn cho bé. Đồng thời, chọn nước tắm đa công dụng vừa làm sạch, bảo vệ da vừa hỗ trợ điều trị chàm sữa ở trẻ.

Nước tắm thảo dược Dr.Papie là sản phẩm được các chuyên gia, bác sĩ da liễu khuyên dùng cho bé trong giai đoạn mắc chàm cơ địa. Thành phần nước tắm chiết xuất 100% từ thảo dược thiên nhiên như trà shan tuyết, kinh giới, trầu không,… với quy trình sản xuất hiện đại đã được Sở Y tế Hà Nội chứng nhận. Nước tắm là sự kết hợp các tác dụng diệt khuẩn, giảm viêm, giảm ngứa, dưỡng ẩm giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh viêm da cơ địa của trẻ.

Nước tắm thảo dược Dr.Papie là giải pháp cho trẻ sơ sinh bị chàm cơ địa
Nước tắm thảo dược Dr.Papie là giải pháp cho trẻ sơ sinh bị chàm cơ địa

2.2. Bước 2: Làm dịu – dưỡng ẩm cho da bé

Bước tiếp theo trong xử lý chàm cơ địa và cũng quan trọng nhất là dưỡng ẩm da. Vai trò của chất dưỡng ẩm giúp làm ẩm da, ngăn ngừa sự mất nước qua da, giảm viêm, làm cho da bé trở nên mềm mại, trơn mượt hơn. 

Mẹ nên bôi dưỡng ẩm cho bé dưới dạng kem, gel hoặc dạng mỡ giúp da bé dễ hấp thu các hoạt chất. Bên cạnh đó, mẹ cần hỏi ý kiến của bác sĩ để chọn được loại kem dưỡng phù hợp cho bé. Sau đây là một số tiêu chí lựa chọn mẹ có thể tham khảo nhé:

  • Thành phần chiết xuất từ thảo dược lành tính
  • Nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
  • Không gây kích ứng và dị ứng trên da
  • Không có mùi thơm, hương liệu và chất bảo quản
  • Không chứa cồn và corticoid
Bôi kem dưỡng ẩm giảm ngứa cho bé
Mẹ dùng dưỡng ẩm dạng kem, gel hoặc dạng mỡ bôi cho bé

Trên thị trường hiện nay, các loại kem dưỡng ẩm được khuyên dùng cho trẻ bị chàm cơ địa là Eucerin, Dexeryl, Septona, Aveeno,… Đồng thời mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau trước khi sử dụng cho bé:

  • Tần suất sử dụng: Mẹ nên dưỡng ẩm cho bé đều đặn, đặc biệt là khi thời tiết lạnh,  khô hanh với tần suất ít nhất 2 – 3 lần/ngày. Từ đó giúp tình trạng viêm da cơ địa được cải thiện.
  • Dùng ngay sau khi tắm hoặc rửa tay: Mẹ cần bôi ngay dưỡng ẩm sau khi tắm, rửa tay cho bé khoảng 3 – 5 phút để làm dịu và duy trì độ ẩm cho da bé.
  • Liều lượng dùng: Mỗi lần bôi mẹ chỉ nên thoa lượng kem mỏng vừa đủ để bao phủ trên da. Tránh bôi quá nhiều làm da bé hấp thu không hết dưỡng chất và còn gây bít tắc lỗ chân lông.
  • Tránh sử dụng vào vùng niêm mạc như mắt, mũi, miệng hoặc vết thương hở: Bôi dưỡng ẩm vào những vùng đó rất dễ kích ứng, nhiễm trùng.
  • Bôi dưỡng ẩm toàn thân của bé: Điều này không chỉ giúp giảm viêm, giảm ngứa ở vùng bị chàm mà còn dưỡng ẩm, ngăn ngừa chàm cơ địa lan ra vùng da xung quanh.
Kem Eucerin
Mẹ nên chọn kem dưỡng ẩm lành tính, an toàn cho bé như Eucerin, Dexeryl,…

2.3. Bước 3: Chống viêm – nhiễm khuẩn

Sau bước dưỡng ẩm, trẻ nên được bôi thuốc chống viêm. Điều này giúp làm giảm triệu chứng ngoài da do viêm da cơ địa, đạt hiệu quả cao và rút ngắn thời gian điều trị. Hiện nay, các thuốc chống viêm bôi ngoài da cho bé an toàn là thuốc điều trị chính chứa hydrocortison, thuốc điều trị mạnh chứa corticoid, thuốc mỡ bạt sừng, bong vảy,…

Cách bôi thuốc cho bé cũng rất đơn giản mẹ có thể dễ dàng thực hiện được. Mẹ rửa sạch tay rồi lấy một lượng vừa đủ kem, dùng tay nhẹ nhàng thoa 1 lớp mỏng lên vùng da bị tổn thương của bé.

Thuốc chống viêm corticoid cho bé bị chàm sữa
Thuốc chống viêm có tác dụng chống viêm mạnh giúp chàm cơ địa ở trẻ nhanh khỏi

Thuốc điều trị chàm cơ địa chứa các chất chống viêm như Corticoid nếu sử dụng không đúng cách có nguy cơ cao gây kích ứng da của trẻ. Vì vậy, mẹ cần hết sức thận trọng và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ trước khi bôi cho bé. Sau đây, Dr.Papie sẽ nêu ra cho mẹ một số lưu ý quan trọng khi dùng loại thuốc này nhé:

  • Tần suất sử dụng: Mẹ nên bôi thuốc cho bé từ 1 – 2 lần/ngày để thuốc phát huy tác dụng hiệu quả nhất.
  • Không bôi toàn thân: Khác với dưỡng ẩm nên bôi toàn thân thì thuốc chống viêm chỉ nên dùng tại chỗ để tránh tác dụng không mong muốn trên da. Đặc biệt là nhóm thuốc chứa corticoid với liều lượng cao có thể gây teo da và làm giãn mạch. 
  • Thao tác nhẹ nhàng: Vì da trẻ rất mỏng manh và nhạy cảm nên mẹ bôi nhẹ nhàng tránh ấn mạnh làm vỡ các nốt mụn nước gây đau rát và làm chàm cơ địa nặng thêm.
Cách dùng kem bôi hiệu quả
Mỗi lần sử dụng mẹ chỉ nên lấy 1 lượng vừa đủ tránh lãng phí

2.4. Bước 4: Giảm ngứa

Triệu chứng điển hình của chàm cơ địa là mẩn ngứa, theo phản xạ trẻ hay đưa tay lên gãi dễ làm xước da, bị nhiễm trùng. Vì thế mẹ cần áp dụng các biện pháp giảm ngứa cho trẻ giúp trẻ thoải mái hơn và tránh bệnh trở nặng.

Một trong những biện pháp giảm ngứa thường được các mẹ áp dụng là dùng các thuốc kháng Histamin cho bé. Khi các tác nhân gây dị ứng xâm nhập vào cơ thể, thuốc kháng Histamin chống lại chúng và làm cho các triệu chứng mắc chàm cơ địa như ngứa ngáy giảm đi.

Phenergan giảm ngứa cho bé
Thuốc kháng histamin chống dị ứng làm giảm cơn ngứa cho trẻ

Đối với bé bị chàm sữa thể nặng, biện pháp băng ướt (hay đắp ẩm) được áp dụng giúp làm mát da giảm cơn ngứa và làm ẩm, dịu da. Cách này được áp dụng khi bé được điều trị bằng thuốc chống viêm chứa corticoid không hiệu quả sau 24 – 48 giờ. 

Cụ thể các bước tiến hành như sau mẹ theo dõi nhé:

  • Bước 1 – Chuẩn bị: Để thực hiện, mẹ cần có băng ống cố định, kem bôi được kê đơn, kem dưỡng ẩm, nước ẩm (35 – 37 độ), bát to, nước tắm, kéo và khăn giấy.
  • Bước 2 – Làm ẩm băng: Mẹ rửa tay sạch, cắt đoạn băng sao cho độ dài phù hợp với vùng quấn băng. Cho đoạn băng vào bát chứa nước ấm và đổ thêm 1 nắp nước tắm.
  • Bước 3 – Thoa kem: Mẹ bôi kem chống viêm lên vùng bị chàm, để ít phút cho kem thấm vào da và sau đó là bôi kem dưỡng ẩm lên toàn thân của trẻ. 
  • Bước 4 – Băng ướt: Mẹ quấn lớp băng đã làm ẩm lên vùng da cần băng. Sau đó, mẹ quấn thêm 1 lớp băng khô chồng lên. Mẹ tháo bỏ băng khi cả 2 lớp băng quấn đã khô và thoa thêm cho bé 1 lớp dưỡng ẩm nữa.

Một số lưu ý khi thực hiện biện pháp đắp ẩm cho bé: 

  • Tần suất băng ướt: Mẹ cần quấn cho con trong 3 – 4 đêm cho đến khi tình trạng viêm ngứa cải thiện.
  • Mặc thêm 1 lớp áo mỏng: Điều này áp dụng khi mẹ cần băng ướt ở vùng da rộng như bụng hoặc lưng của trẻ để bé dễ cử động tránh làm lớp băng rơi ra.
  • Thao tác nhẹ nhàng: Nếu ban đầu trẻ từ chối băng ướt, mẹ hãy từ từ cho con làm quen, tránh làm bé hoảng sợ, không hợp tác trong những lần sau.
  • Tháo bỏ băng ngay khi băng khô: Băng đã khô cọ xát vào da trẻ dễ gây xước, khó chịu cho bé.
Khăn ướt vùng đầu
Băng ướt ở vùng đầu thì mẹ dùng khăn mềm ẩm đắp lên da cho bé

3. 5 điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị chàm cơ địa

Khâu chăm sóc da cần được mẹ chú trọng vì liên quan đến việc điều trị chàm cơ địa ở trẻ có nhanh hết hay không. Dưới đây là những lưu ý giúp mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách và hiệu quả hơn ạ.

Chăm sóc da cho bé
Mẹ nên chăm sóc da cẩn thận trong giai đoạn bé bị chàm cơ địa

3.1. Chú ý khi vệ sinh cho bé

Vệ sinh da sạch sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn và tác nhân gây bệnh trên da bé. Vì vậy, mẹ cần chú ý những điều dưới đây:

  • Ưu tiên lựa chọn nước tắm thảo dược: Với công thức từ dược liệu thiên nhiên an toàn, lành tính, không gây kích ứng da bé giúp hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh.
  • Tần suất vệ sinh: Với trẻ đang mắc chàm cơ địa, để nhanh khỏi thì tần suất tắm cho bé 2 lần/ngày là hợp lý. Ngoài ra, mẹ thường xuyên lau rửa cho bé sau khi bé hoạt động mạnh ra nhiều mồ hôi để da được thông thoáng, sạch sẽ.
  • Nên tắm nước ấm cho bé: Mẹ pha nước ấm vừa đủ (35 – 37 độ C). Tránh pha nước quá nóng cao hơn nhiệt độ cơ thể của bé vì dễ gây bỏng rát, chàm cơ địa trở nên nghiêm trọng hơn. 
Tắm bé ở nhiệt độ thích hợp
Mẹ nên để nhiệt độ nước tắm trong khoảng 35 – 37 độ C

3.2. Chú ý khi mặc quần áo cho bé

Mẹ nên lựa chọn cho bé những loại quần áo làm bằng cotton mềm mại, dễ thấm hút mồ hôi, hạn chế mặc đồ len dạ cọ sát vào da làm bé ngứa ngáy, khó chịu. Đồng thời, bố mẹ khi ôm hoặc bế trẻ cũng cần phải tránh mặc đồ len dạ, thô ráp và nên mặc quần áo rộng, không bó sát để tránh quần áo va chạm vào vết thương.

Mẹ nên hạn chế cho bé mặc quần áo bằng len dạ cọ vào da gây ngứa ngáy
Mẹ nên hạn chế cho bé mặc quần áo bằng len dạ cọ vào da gây ngứa ngáy

3.3. Chú ý không gian bé sinh hoạt, ngủ nghỉ

Không gian sinh hoạt, ngủ nghỉ là nơi bé thường tiếp xúc hàng ngày nên mẹ cũng cần đặc biệt chú ý. Mẹ hạn chế những yếu tố từ môi trường sống gây ảnh hưởng đến tình trạng bệnh của bé như:

  • Lau dọn phòng ngủ, giặt giũ chăn gối thường xuyên: Điều này giúp loại bỏ bụi bặm, vi khuẩn trong không khí, chăn gối hạn chế các bệnh về da, hô hấp và bệnh chàm cơ địa ở trẻ không lan rộng ra hơn.
  • Tránh tiếp xúc với yếu tố gây kích ứng: Mẹ cần chú ý loại bỏ tác nhân làm viêm da cơ địa của trẻ trở nên nghiêm trọng như bụi bẩn, lông vật nuôi, phấn hoa,…
  • Tránh tiếp xúc với chất tẩy rửa: Vì trong đó chứa nhiều chất hoá học kích ứng da mạnh như amoniac, clo không phù hợp với làn da nhạy cảm của bé.
Tránh cho bé tiếp xúc với thú cưng
Bé nên tránh tiếp xúc với tác nhân dị ứng như lông chó mèo, bụi bẩn,…

3.4. Hạn chế không để bé cào/gãi vết chàm

Vùng da bị chàm cơ địa thường nổi mụn nước, mẩn đỏ gây ngứa. Trẻ theo phản xạ thường đưa tay gãi làm trầy xước da, mụn càng mọc dày lên và có nguy cơ viêm loét. Vì vậy, mẹ nên hạn chế cho bé gãi nhiều. Trẻ sơ sinh không kiểm soát được hành vi nên mẹ có thể tham khảo những cách sau:

  • Cắt ngắn móng tay của trẻ mỗi tuần 1 lần
  • Đeo bao tay cho trẻ khi ngủ
  • Che vùng da bị viêm lại bằng băng quấn.
  • Đánh lạc hướng, phân tán chú ý khi trẻ đang ngứa gãi nhiều bằng các trò chơi hoặc trò chuyện, chơi đùa với bé.
Cắt móng tay cho bé
Mẹ cắt móng tay và dũa móng cho bé để nếu gãi sẽ không làm xước da

3.5. Mẹ cho con bú cần kiêng cữ trong ăn uống khi con bị chàm cơ địa

Trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu thức ăn chủ yếu là sữa mẹ. Vì vậy, sữa mẹ có ảnh hưởng lớn đến tình trạng chàm cơ địa ở trẻ. Mẹ cho con bú cần kiêng cữ trong chế độ ăn uống, tránh thức ăn gây kích ứng cho da bé như:

  • Thức ăn giàu chất béo: Các món chiên rán, đồ ăn nhanh chứa hàm lượng cholesterol rất cao. Mẹ ăn nhiều khiến trẻ hấp thu chúng vào cơ thể, làm tăng thân nhiệt và kéo theo triệu chứng chàm cơ địa nặng hơn.
  • Thực phẩm giàu đạm: Mẹ không nên ăn nhiều thịt bò, trứng, lạc vì chúng chứa rất nhiều protein làm cơ thể bé khó tiêu hoá, gây kích ứng da, khiến trẻ ngứa ngáy khó chịu.
  • Món cay nóng: Gia vị như hạt tiêu, ớt hay trái cây có tính nóng như vải, xoài, chôm chôm,… làm tăng nhiệt độ cơ thể, trẻ tiết nhiều mồ hôi gây bít tắc da, mẩn đỏ dày lên.
  • Hải sản: Trong các loài tôm, cua, ghẹ, mực,.., có chứa 1 loại protein lạ tên là tropomyosin. Chúng chính là tác nhân gây ra dị ứng trong cơ thể, khiến tình trạng ngứa rát, phát ban ở trẻ nghiêm trọng hơn.
  • Đồ uống có cồn, chất kích thích: Mẹ tuyệt đối tránh xa bia rượu, thuốc lá, cafe vì nó không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của mẹ mà còn làm bệnh chàm cơ địa ở trẻ nặng hơn.
Mẹ lưu ý khi ăn hải sản
Các loại hải sản rất dễ gây kích ứng trên da do chứa protein khó hấp thu
Tổng kết: Như vậy, khi chăm sóc cho trẻ đang bị chàm cơ địa, mẹ nên đặc biệt lưu ý đến việc vệ sinh da, chọn quần áo, không gian sinh hoạt, không cho trẻ cào gãi và kiêng cữ trong ăn uống giúp cải thiện tình trạng viêm da cơ địa của trẻ, ngăn ngừa tái phát.

Chàm cơ địa ở trẻ sơ sinh là bệnh lý không gây nguy hiểm nhưng nếu mẹ không chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ dẫn đến những biến chứng da nghiêm trọng cho trẻ. Hy vọng qua bài viết dưới đây, mẹ đã bỏ túi cho mình cách xử lý chàm cơ địa an toàn, hiệu quả và lưu ý khi chăm sóc trẻ. Mọi ý kiến đóng góp mẹ vui lòng để lại bên dưới hoặc gọi ngay hotline 0988229672 để nhận được sự tư vấn kịp thời từ đội ngũ chuyên gia của Dr.Papie nhé!

6 thoughts on “Đừng coi nhẹ chàm cơ địa ở trẻ sơ sinh – 4 bước xử lý hiệu quả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook