[Hướng dẫn] Cách tắm cho trẻ sơ sinh mùa đông

Rate this post

Mùa đông khiến nhiều mẹ lúng túng trong việc tìm cách tắm cho trẻ sơ sinh. Bởi thời tiết khắc nghiệt, nếu không tắm đúng cách có thể làm cho con bị nhiễm lạnh và bị ốm. Bài viết dưới đây, các chuyên gia sẽ hướng dẫn mẹ cách tắm cho trẻ sơ sinh mùa đông chuẩn y tá, mẹ theo dõi nhé!

Cách tắm cho trẻ sơ sinh mùa đông
Tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông phức tạp và khó khăn với các mẹ hơn so với mùa hè.

1. Chuẩn bị trước khi tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông

Thời tiết mùa đông thường rất lạnh, do đó trước khi tiến hành tắm cho trẻ mẹ cần chuẩn bị sẵn sàng các dụng cụ cần thiết cho quá trình trước và sau tắm. Việc này sẽ giúp mẹ tiết kiệm thời gian tắm, hạn chế tình trạng bé phải “chờ” mẹ lâu dưới thời tiết lạnh.

1.1. Dụng cụ khi tắm cho bé:

Để quá trình tắm bé diễn ra suôn sẻ, mẹ cần chuẩn bị sẵn những vật dụng sau: 

  • Chậu nước tắm bé: Đổ từ 5 – 8 cm nước so với chậu sao cho mực nước ngập qua vai con là được. 
  • Nhiệt độ nước tắm: khoảng 35 – 38 độ C, mẹ kiểm tra bằng nhiệt kế hoặc bằng khuỷu tay. 
  • Chuẩn bị phòng tắm: Phòng tắm kín gió, nếu nhiệt độ quá lạnh, mẹ hãy sưởi ấm phòng tắm khoảng 15 phút trước khi cho bé tắm. Mẹ chú ý giữ khoảng cách, không nên để đèn sưởi quá gần có thể gây bỏng, rát da con. 
  • Nước tắm gội thảo dược chuyên dụng cho bé sơ sinh: Sử dụng nước tắm gội giúp làm sạch sâu cho bé. Nhiều chuyên gia khuyên mẹ nên sử dụng Nước tắm thảo dược để an toàn, lành tính, đạt được hiệu quả làm sạch và kháng khuẩn cao.
  • Khăn, bông gòn: Mẹ nên chuẩn bị 2 chiếc khăn sữa, và khăn bông. Khăn sữa nhỏ mẹ dùng để thấm nước và cọ lên người bé. Với khăn bông dùng để ôm lau khô người sau khi tắm, tránh để con nhiễm lạnh.
Dụng cụ tắm bé sơ sinh mùa đông
Việc tắm vào mùa đông dễ gây nhiễm lạnh cho con nên mẹ cần chuẩn bị dụng cụ đầy đủ trước khi tắm cho con.

1.2. Dụng cụ sau khi tắm cho bé:

Những dụng cụ sau khi tắm cho bé mẹ cần chuẩn bị:

  • 1 Khăn quấn bé, quần áo (gồm 1 áo, 1 quần, 1 mũ, 2 tất tay, 2 tất chân): Mẹ nên hơ qua quần áo của con vào máy sưởi, rồi ủ vào khăn bông hoặc ấp quần áo vào người mẹ một lúc rồi mặc cho con, giúp bé ấm hơn và không bị rùng mình sau khi tắm xong.
  • 1 Miếng bỉm dán hoặc miếng lót sơ sinh và tã vải đi kèm: Mẹ nên chọn những miếng lót thấm hút tốt, tránh gây các bệnh ngoài da như hăm, rôm sảy ở con. 
  • Dụng cụ vệ sinh mắt mũi miệng cho bé: Mẹ chuẩn bị thuốc nhỏ mắt Natri clorid, bông để vệ sinh rốn, bông ngoáy tai,…

2. 4 bước tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông đúng chuẩn y tá

Sau khi đã chuẩn bị sẵn sàng các vật dụng cần thiết, mẹ thực hiện lần lượt các bước tắm cho trẻ sơ sinh vào mua đông. Đây là quy trình tắm bé chuẩn y tá bệnh viện, các mẹ cùng tham khảo nhé!

1. Bước 1: Rửa mặt

Mẹ chuẩn bị sẵn bông và khăn để rửa mặt cho con và làm theo trình tự sau: 

  • Sau đó, mẹ sử dụng khăn mềm đã thấm nước ấm lau mặt con. 
  • Lưu ý: Mẹ không để nước dây vào vùng mắt, mũi và tai của bé nhé!
Rửa mặt cho bé trước khi tắm
Mẹ sử dụng khăn sạch để rửa mặt cho con trước khi tắm.

2. Bước 2: Tắm toàn thân

Bước tắm toàn thân có chút khó khăn do đó mẹ chú ý thực hiện đúng theo hướng dẫn dưới đây nhé: 

  • Quấn bé trong khăn và đặt bé từ từ vào nước tắm, mẹ để phần chân của bé chìm dưới nước trước để não bé thích nghi đến việc hạ nhiệt độ. 
  • Mẹ tắm bé lần lượt theo chiều từ dưới lên trên, từ ngoài vào trong: từ chân, bẹn, bộ phận sinh dục, mông sau đó lên bụng, lưng, nách, tay, cổ. 
  • Một số lưu ý trong quá trình tắm:
    • Mẹ tắm cho bé đến đâu cởi khăn đến đó. 
    • Khi tắm vùng ngực và bụng, mẹ đặt một chiếc khăn nhỏ lên người rồi từ từ dội nước lên khăn và nhẹ nhàng kì cọ cho bé. 
    • Mẹ thao tác nhanh chóng nhẹ nhàng, tránh kéo dài gây nhiễm lạnh cho bé. 
    • Mẹ vệ sinh kỹ vùng da có nhiều nếp gấp như cổ, bẹn, khuỷu tay, khuỷu chân. 
Khi tắm cho trẻ, mẹ quấn khăn quanh người để giữ ấm trong cả quá trình vệ sinh. 
Khi tắm cho trẻ, mẹ quấn khăn quanh người để giữ ấm trong cả quá trình vệ sinh.

3. Bước 3: Gội đầu

Sau khi tắm toàn thân xong, mẹ sử dụng 1 chiếc khăn bông để lau khô và ủ ấm người bé. Mẹ một tay ôm lấy phần thân, 1 tay đỡ lấy gáy của con và nhanh chóng gội đầu. Tiếp đó, sử dụng khăn khô mềm để lau khô tóc bé. 

Đỡ đầu cho bé khi tắm
Mẹ chú ý đỡ đầu và thân con chắc chắn khi gội đầu, tránh giữ quá chặt gây đau cho con.

4. Bước 4: Lau khô, ủ ấm

Tháo khăn và mặc quần áo cho bé thật nhanh. Mẹ chú ý quấn khăn và ôm bé trong khoảng 5 – 10 phút trong lòng mẹ để con ấm áp hơn. 

Lau người bé sau tắm
Mẹ chú ý lau khô người và sưởi ấm để con không bị nhiễm lạnh.

3. Thao tác chăm sóc trẻ sau khi tắm xong vào mùa đông

Khi tắm cho trẻ sơ sinh, đặc biệt vào mùa đông, mẹ cần lau khô người và những bộ phận đặc biệt như rốn, mắt, mũi, tai cho con. Nhiều mẹ chưa có kinh nghiệm trong việc chăm sóc trẻ sau khi tắm, do đó mẹ theo dõi hướng dẫn của chuyên gia ở dưới đây:

3.1. Vệ sinh rốn

Rốn là bộ phận dễ tích đọng nước sau khi tắm mà khăn khó có thể lau khô hoàn toàn. Nếu không lau khô nước có thể làm bé lạnh bụng, dễ rùng mình. Đối với bé chưa rụng rốn, vệ sinh rốn không đúng cách làm kéo dài thời gian rụng rốn, tăng nguy cơ nhiễm trùng do vết thương vẫn chưa khô hoàn toàn, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây bệnh. 

Cách tiến hành vệ sinh rốn mẹ cần “bỏ túi”: 

  • Với bé chưa rụng rốn:
    • Bước 1: Mẹ rửa sạch tay trước khi vệ sinh để tránh để vi khuẩn từ tay mẹ gây bệnh cho con. 
    • Bước 2: Dùng bông gòn thấm cồn 70 độ nhẹ nhàng vệ sinh từ đầu rốn đến cuống chân rốn và vùng da bụng quanh chân rốn 3cm. 
    • Bước 3: Mẹ để rốn khô tự nhiên hoặc dùng gạc mỏng để che lại. Do thời tiết lạnh nên mẹ chỉ để hở phần rốn tránh để con nhiễm lạnh trong quá trình vệ sinh. 
  • Với bé đã rụng rốn: 
    • Bước 1: Mẹ sử dụng bông gạc để vệ sinh cặn bẩn vùng gốc rốn 1 ngày/lần. 
    • Bước 2: Mẹ để gốc rốn khô tự nhiên, để rốn có thời gian “thở”, tuy nhiên mẹ chỉ để hở phần da xung quanh rốn tránh nhiễm lạnh cho con nhé!
Vệ sinh cho bé sạch sẽ
Mẹ chú ý vệ sinh rốn cho con mỗi ngày/lần kể cả khi không tắm để tránh nguy cơ nhiễm trùng.

Trong quá trình vệ sinh rốn, mẹ quan sát thấy những dấu hiệu bất thường dưới đây để có hướng xử lý thích hợp: 

  • Nhiễm trùng rốn: Rất nguy hiểm, do đó khi mẹ thấy dấu hiệu dưới đây mẹ cần đưa con đi khám để có biện pháp xử lý thích hợp: 
    • Chân rốn bị sưng đỏ.
    • Rốn tiết nhiều dịch và mùi hôi. 
    • Ấn nhẹ vùng quanh rốn mẹ thấy con quấy khóc. 
    • Đỏ vùng da xung quanh rốn.
    • Rốn chảy máu.
    • Khác: Sốt cao, thở nhanh, vàng da,…
  • Rốn bị lồi: Trong quá trình vệ sinh, mẹ phát hiện khối tròn nổi lên vị trí lỗ rốn. Đây không phải vấn đề nguy hiểm và thường “lặn mất” sau 1 tuổi. 
  • U hạt rốn: Ở vùng rốn xuất hiện u hạt màu đỏ nhạt, rỉ dịch vàng xung quanh. Mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để được xử lý ngay nhé!

Sau khi vệ sinh rốn cho bé xong, mẹ hãy mặc quần áo, xoa chút dầu tràm vào 2 tay rồi chà lại vào người bé ở lồng ngực và lưng, lòng bàn tay, bàn chân, giúp tăng thân nhiệt và khiến cho bé ấm hơn đó ạ!

3.2. Vệ sinh mắt mũi tai cho trẻ

Mắt, mũi, tai là những bộ phận mẹ khó vệ sinh cho con bằng khăn tắm thông thường. Đặc biệt những bộ phần này cần tránh nước dây vào vì có thể gây viêm nhiễm, khó chịu cho bé. 

Vệ sinh mắt bé trước khi tắm
Sử dụng miếng bông sạch đã thấm nước muối sinh lý để vệ sinh mắt trong con.

Cách thực hiện: 

  • Vệ sinh mắt: Mẹ sử dụng 2 bông tiệt khuẩn đã tẩm nước muối sinh lý để lau sạch mắt cho bé.
  • Vệ sinh mũi: Mẹ sử dụng miếng bông nhỏ đã tẩm nước muối đưa vào sâu trong cánh mũi, ngoáy nhẹ nhàng để lấy hết đi chất nhớt. 
  • Vệ sinh tai: Mẹ dùng bông ngoáy tai , làm sạch vùng vành và tai giữa. Trong quá trình vệ sinh, mẹ giữ đầu bé chắc để đảm bảo an toàn, không làm thủng màng nhĩ của bé. 

4. 6 nguyên tắc tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông mẹ cần lưu ý

Thời tiết nhạy cảm nên mẹ cần lưu ý 5 nguyên tắc tắm cho trẻ sơ sinh dưới đây: 

4.1. Tắm cho bé vào lúc ấm nhất trong ngày

Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, thời gian tắm cho bé thích hợp nhất là từ 9h – 11h và 14h – 16h. Đây là khoảng thời gian nhiệt độ ấm áp và ổn định nhất trong ngày. Mẹ chú ý không tắm cho bé vào thời điểm sáng sớm hoặc chiều tối vì nhiệt độ lúc này thấp, bé dễ bị cảm lạnh và sốc nhiệt. 

Lưu ý tắm bé sơ sinh mùa đông
Mẹ nên tắm vào thời điểm 9 – 11h hoặc 14 – 16h, lúc nhiệt độ ấm và ổn định nhất trong ngày.

Một số lưu ý nho nhỏ khi tắm cho bé: 

  • Không nên tắm cho bé ngay sau khi bé ăn no, chỉ tắm cho bé sau 30 phút.
  • Không tắm cho bé lúc bé gắt ngủ, quấy khóc.

4.2. Tần suất tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông

Thời tiết lạnh khiến nhiều mẹ băn khoăn về tần suất tắm cho con? Số lần tắm trong tuần của con phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển: 

  • Bé dưới 1 tháng tuổi: Bé đang tập quen với môi trường, mẹ chỉ nên tắm 2 – 3 lần/tuần để bé thích nghi dần. 
  • Bé trên 1 tháng tuổi: Khi bé đã dần thích nghi với thời tiết, các tuyến bã nhờn cũng hoạt động nhiều hơn, mẹ nên tắm cho con 3 – 4 lần/ tuần.
Tần suất tắm bé mùa đông
Mẹ không nên tắm quá nhiều lần trong một tuần trong 1 tháng đầu tiên của bé.

Lưu ý: 

  • Những ngày không tắm, mẹ dùng khăn ấm để vệ sinh ở vùng da nhiều chất bẩn như cổ, nách, bẹn, bộ phận sinh dục, tay, chân, miệng bé. 
  • Với bé chưa rụng rốn, mẹ vệ sinh rốn hằng ngày bằng bông để tránh nhiễm khuẩn. 

4.3. Không cởi hết quần áo khi tắm

Nhiệt độ mùa đông xuống thấp, nếu cởi hết quần áo khi tắm gây lạnh đột ngột cho con, con dễ bị ốm và không chịu “hợp tác” với mẹ trong quá trình tắm đó ạ. Các chuyên gia khuyên mẹ dùng 1 khăn bông quấn quanh người con, tắm đến đâu cởi khăn đến đó. Như vậy con sẽ không bị lạnh, việc tắm vẫn đảm bảo sạch sẽ.

Vệ sinh cho bé sạch sẽ
Mẹ chú ý không cởi hết quần áo của con tránh nhiễm lạnh.

4.4. Tắm từ dưới lên trên

Mẹ tắm từ dưới lên trên giúp bé thích nghi dần với nhiệt độ của nước, tránh gây sốc nhiệt và giật mình cho bé. Bên cạnh đó, tắm từ dưới lên trên giúp mẹ dễ dàng hơn trong thao tác tắm cho con, mẹ chú ý nhé!

Nguyên tắc tắm bé mùa đông
Tắm từ dưới lên trên giúp bé thích nghi với nhiệt độ nước tắm, không bị lạnh đột ngột.

4.5. Làm ấm phòng tắm trước khi tắm cho trẻ

Sử dụng đèn sưởi để làm ấm phòng tắm trước khi tắm cho con
Mẹ sử dụng đèn sưởi để làm ấm phòng tắm trước khi tắm cho con nhé!

Một biện pháp giúp con không bị lạnh khi tắm vào mùa đông mà nhiều mẹ áp dụng đó là làm ấm phòng tắm trước khi tắm cho bé. Trước khi tắm 15

4.6. Chọn nước tắm đúng cách cho trẻ

Hệ hô hấp của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, thân nhiệt chưa ổn định nên dễ nhiễm lạnh và cảm mạo trong quá trình tắm. Để phòng ngừa, mẹ nên sử dụng một số tinh dầu giữ ấm, phòng cảm như tinh dầu tràm, tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu quế,… Bên cạnh đó, khoa học còn chỉ ra các loại tinh dầu này có công dụng sát khuẩn, kháng viêm giúp ngăn ngừa bệnh ngoài da hiệu quả. 

Da của bé cực kỳ yếu và nhạy cảm. Thời tiết mùa đông thường hanh khô khiến da con mất nước, nứt nẻ, hăm, viêm nhiễm,… Do đó, mẹ cần ưu tiên sử dụng loại nước tắm dưỡng ẩm, cấp nước, giữ cho da con luôn mềm mịn, ngăn ngừa khô da. 

Nước tắm thảo dược Dr. Papie tắm trẻ sơ sinh mùa
Tinh dầu tràm trong nước tắm thảo dược Dr.Papie giúp giữ ấm, phòng ngừa cảm mạo cho bé vào mùa đông.

Các chuyên gia đã hướng dẫn mẹ cách tắm cho trẻ sơ sinh mùa đông. Nhiệt độ mùa đông xuống thấp và dễ khiến con bị ốm và bị lạnh. Vì thế mẹ cần giữ ấm bằng khăn trong quá trình tắm đồng thời kết hợp nước tắm thảo dược Dr.Papie để làm sạch da, phòng cảm mạo và bảo vệ làn da cho con. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, mẹ hãy bình luận bên dưới bài viết để được các chuyên gia giải đáp thắc mắc nhé!

One thought on “[Hướng dẫn] Cách tắm cho trẻ sơ sinh mùa đông

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook