Cách tắm cho trẻ sơ sinh đã rụng rốn đơn giản hơn nhiều so với khi tắm cho bé chưa rụng rốn. Tuy nhiên, một số mẹ vẫn gặp phải 1 số sai lầm khiến cho rốn trẻ lâu lành sẹo thậm chí có nguy cơ nhiễm trùng gây nguy hiểm cho bé. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những sai lầm thường gặp và cách tắm cho trẻ sơ sinh đã rụng rốn chuẩn chuyên gia. Mẹ cùng tham khảo nhé.
1. 4 sai lầm thường gặp khi tắm cho trẻ sơ sinh đã rụng rốn
Trong quá trình tắm cho trẻ sơ sinh đã rụng rốn, mẹ cần chú ý để tránh mắc phải 4 sai lầm thường gặp sau:
1.1. Quên không làm sạch phần rốn
Rốn trẻ sơ sinh thường rụng sau khoảng 7 – 10 ngày, và cần thêm khoảng 1 – 2 tuần nữa để liền hẳn. Ở giai đoạn phần cuống rốn chưa liền, nếu mẹ không làm sạch đúng cách, rốn sẽ dễ dàng bị xâm nhập bởi vi khuẩn gây bệnh dẫn tới tình trạng sưng, viêm, nhiễm trùng rất nguy hiểm. Tình trạng này không được phát hiện kịp thời sẽ dẫn tới những biến chứng nặng như nhiễm trùng máu, uốn ván thậm chí là tử vong ở trẻ.
Vì vậy sau khi tắm, mẹ nên vệ sinh gốc rốn cho bé ít nhất 1 lần 1 ngày cho đến khi rốn khô hẳn. Dùng gạc bông y tế chuyên dụng hoặc khăn vải sạch thấm ướt với cồn để vệ sinh rốn cho bé. Lưu ý thao tác nhẹ nhàng để lấy sạch bụi bẩn mà không gây tổn thương cho bé.
1.2. Dùng cồn để vệ sinh rốn khi rốn đã khô hẳn
Dùng cồn để vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh là phương pháp được các mẹ thường xuyên áp dụng. Tuy nhiên, mẹ không nên lạm dụng cách này để vệ sinh rốn cho bé vì cồn có thể gây kích ứng trên làn da non nớt của con. Hãy căn cứ vào tình trạng của rốn sau khi rụng để quyết định có nên dùng cồn để vệ sinh cho bé không.
- Với cuống rốn mới rụng: Tiếp tục vệ sinh bằng cồn trong vòng 1 – 2 tuần để vết thương ở rốn lành hẳn. Vì lúc này rốn vẫn dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng và còn tiết dịch vàng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
- Khi rốn đã khô hẳn và không còn tiết dịch: Mẹ không cần vệ sinh hàng ngày bằng cồn nữa. Vì cồn có tính khử trùng, kháng khuẩn rất mạnh. Nếu dùng thường xuyên có thể gây ra tình trạng khô, mẩn đỏ trên da trẻ.
1.3. Băng rốn thường xuyên
Một trong những sai lầm thường gặp ở các mẹ chưa có kinh nghiệm chăm con là quan niệm băng rốn thường xuyên cho bé. Không những thế các mẹ còn băng, quấn khá chặt với mong muốn bảo vệ rốn, hạn chế cọ xát.
Tuy nhiên, việc rốn bị băng quá kín trong suốt quá trình sau khi rụng 5 – 7 ngày tạo môi trường kín khí, ẩm ướt, thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn xấu phát triển. Từ đó gây ra tình trạng rốn bị tấy đỏ, viêm nhiễm, chảy mủ,… rất nguy hiểm với trẻ sơ sinh.
1.4. Một số sai lầm khác liên quan tới cách tắm cho bé đã rụng rốn
Ngoài ra, mẹ còn gặp 1 số sai lầm khi tắm cho bé sơ sinh đã rụng rốn như:
- Tắm cho bé quá lâu: Với trẻ sơ sinh mẹ không nên tắm cho bé quá 10 phút để tránh khô da, nhiễm trùng rốn và tăng nguy cơ nhiễm lạnh. Thời gian lý tưởng nhất để tắm cho trẻ sơ sinh đã rụng rốn là 5 phút.
- Để nhiệt độ nước tắm không phù hợp: Khi tắm cho trẻ, nhiệt độ nước quá nóng có thể gây khô da, nước quá lạnh dễ khiến trẻ tăng nguy cơ cảm, ảnh hưởng tới sức khoẻ. Do đó, khi pha nước tắm, mẹ lưu ý kiểm tra nhiệt độ nước, đảm bảo đủ độ ấm từ 35 – 38 độ C.
- Tắm bé ở nơi thoáng gió: Việc tắm cho trẻ ở nơi gió lùa hoặc tắm trước quạt làm tăng nguy cơ nhiễm lạnh ở trẻ. Mẹ cần lựa chọn không gian tắm kín gió, nhiệt độ phòng ổn định từ 26 – 30 độ C.
- Tắm cho bé quá muộn: Nhiều mẹ có thói quen tắm cho bé sau 16 giờ. Tuy nhiên, việc cho bé tắm muộn đặc biệt vào mùa đông làm tăng nguy cơ cảm lạnh, viêm phổi ở trẻ. Thời điểm tắm tốt nhất cho trẻ sơ sinh là từ 9 – 11 giờ hoặc từ 14 – 16 giờ.
- Cho bé bú ngay sau khi tắm: Sau khi tắm, máu trong cơ thể sẽ tập trung dồn về các chi và đầu, lượng máu cung cấp trong dạ dày và ruột giảm đi. Việc cho bé bú ngay sau khi tắm sẽ trực tiếp làm tổn thương tới dạ dày, lâu dần sẽ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của trẻ.
2. Hướng dẫn chi tiết cách tắm cho trẻ sơ sinh đã rụng rốn
Vậy các bước tắm cho trẻ sơ sinh đã rụng rốn như thế mời mới chuẩn. Mẹ cùng tham khảo và lưu lại ngay nội dung dưới đây nhé.
2.1. Bước 1: Chuẩn bị vật dụng cần thiết
Trước khi thực hiện tắm cho bé, mẹ cần chuẩn bị sẵn các vật dụng cần thiết để đảm bảo tiết kiệm thời gian, ủ ấm kịp thời cho trẻ
- Vật dụng cần thiết: Chậu tắm; 2 khăn tắm lớn; 2 khăn xô mềm; tã sạch,quần áo sạch; dụng cụ vệ sinh và chăm sóc sau khi tắm (tăm bông, bông y tế, cồn 70 độ, nước muối nhỏ mắt mũi, gạc rơ lưỡi,…)
- Nước tắm: Đảm bảo nhiệt độ nước tắm bằng cách kiểm tra bằng nhiệt kế hoặc cùi chỏ của mẹ. Mức nước trong thau tắm khoảng 7-8cm.
- Cởi bỏ quần áo, tã bỉm cho bé: Lau sạch bộ phận sinh dục rồi đến hậu môn cho trẻ để loại bỏ chất thải do đại tiện và tiểu tiện. Với bé gái, mẹ cần chú ý vệ sinh theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Trong quá trình cởi bỏ quần áo, tã bỉm, mẹ cần thao tác nhẹ nhàng, cẩn thận, tránh cọ xát và dính chất thải vào vùng rốn của trẻ. Sau đó quấn trẻ vào 1 khăn sạch và ấm.
2.2. Bước 2: Thực hiện tắm
Khi tắm cho bé, mẹ cần chú ý vệ sinh những vùng sau:
1- Rửa mặt: Bế bé trên tay bằng cách cánh tay mẹ đỡ lưng, bàn tay mẹ đỡ đầu bé. Sử dụng khăn xô sạch, nhúng nước, vắt khô và lau mặt cho bé theo thứ tự mắt, mũi, miệng, tai.
2 – Gội đầu: Vòng tay đỡ gáy bé, ép 2 vành tai vào trong để tránh nước rơi vào tai. Dùng nước tắm gội cho bé xoa nhẹ nhàng lên tóc và làm sạch. Sau khi gội, mẹ lau khô tóc cho bé ngay để giữ ấm.
3 – Tắm thân người: Đối với trẻ sơ sinh vừa rụng rốn, mẹ đặc biệt lưu ý cách tắm thân người cho bé ở giai đoạn này.
- Lấy khuỷu tay đỡ phần lưng, cổ, đầu bé sau đó đặt sâu xuống đáy chậu tắm. Tay còn lại dùng khăn xô mềm lau toàn thân cho bé. Lưu ý, trẻ sơ sinh mới rụng rốn nhưng phần cuống rốn chưa lành hẳn. Mẹ vẫn cần chú ý hạn chế để rốn tiếp xúc với nước quá lâu cho đến khi rốn khô hẳn.
- Mẹ lau các vùng da có nhiều nếp gấp như cổ, nách, bẹn,… Riêng với phần thân dưới, mẹ lưu ý lau từ trước ra sau để tránh nhiễm trùng.
4 – Vệ sinh vùng kín của bé: Trong quá trình tắm cho trẻ sơ sinh, việc vệ sinh vùng kín cho bé trai và bé gái cũng có sự khác biệt rõ rệt.
- Vệ sinh vùng kín bé trai: Mẹ lau sạch vùng kín cho bé theo hướng từ trên xuống dưới. Các khu vực như háng, mông và bộ phận sinh dục mẹ chú ý lau kỹ hơn. Ngoài ra, mẹ lưu ý không tự ý lộn bao quy đầu của con tránh tổn thương, gây đau đớn cho trẻ nhé.
- Vệ sinh vùng kín bé gái: Do cấu tạo có nhiều nếp gấp và hình phễu, bộ phận sinh dục của bé gái dễ bị viêm nhiễm hơn. Trong quá trình vệ sinh, mẹ dùng khăn lau nhẹ nhàng dọc các nếp gấp ở âm đạo của con. Mẹ lau theo hướng từ âm đạo ra hậu môn và tuyệt đối không lau rửa sâu vào bên trong.
2.3. Bước 3: Chăm sóc bé sau khi tắm
Chăm sóc bé sau khi tắm đặc biệt là vệ sinh, lau khô rốn đối với trẻ vừa rụng rốn là bước rất quan trọng. Mẹ áp dụng ngay các bước dưới đây nhé:
1- Lau khô và ủ ấm cho bé: Ngay sau khi tắm xong, mẹ sử dụng khăn tắm còn lại để lau khô người cho bé. Những bộ phận dễ bị đọng nước như vành tai, nách, bẹn, vùng kín mẹ cần lau khô kỹ hơn. Lau xong, mẹ quấn khăn rồi ôm bé vào lòng để ủ ấm cho trẻ ngay nhé.
2 – Vệ sinh rốn cho bé: Mặc dù rốn đã rụng nhưng mẹ vẫn cần chăm sóc cẩn thận vùng rốn cho trẻ tới khi rốn khô toàn toàn. Mẹ chuẩn bị những vật dụng sau: Cồn sát khuẩn 70 độ, bông gạc y tế, khăn sạch. Dùng khăn hoặc gạc đã sát khuẩn lau khô nước trên rốn.
- Với trẻ vừa rụng rốn 0 – 10 ngày: Làm sạch vùng đáy rốn bằng cồn sát khuẩn từ 1-2 lần.
- Với bé đã rụng rốn 10-15 ngày: Mẹ chỉ cần lau khô nước trên rốn, không cần sử dụng cồn sát khuẩn.
3- Vệ sinh mắt mũi miệng cho bé:
- Với mắt trẻ sơ sinh: Mỗi bên mắt mẹ dùng 1 miếng bông y tế thấm sẵn nước muối sinh lý lau nhẹ nhàng để vệ sinh cho trẻ.
- Với mũi trẻ sơ sinh: Mẹ nhỏ trực tiếp mỗi bên mũi 1 giọt nước muối sinh lý hoặc dùng tăm bông có sẵn dịch lau nhẹ nhàng vùng mũi cho bé.
- Với tai trẻ sơ sinh: Mẹ sử dụng tăm bông dành riêng cho trẻ thấm sẵn nước muối sinh lý và chỉ vệ sinh sạch vành tay cho bé.
3. Lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh đã rụng rốn
3.1. Quá trình tắm
Trong quá trình tắm cho trẻ sơ sinh đã rụng rốn, mẹ cần lưu ý những điểm sau:
- Tần suất tắm: 1 lần/ngày. Để đảm bảo vệ sinh cho bé, tránh nguy cơ viêm nhiễm và giúp bé thoải mái hơn. Những ngày không tắm mẹ chú ý lau người cho bé và, thay quần áo sạch cho bé.
- Thời điểm tắm: Không tắm sau khi bé vừa bú no. Tắm liền sau khi ăn có thể ảnh hưởng tới hấp thu dinh dưỡng của trẻ. Bên cạnh đó, sau khi ăn dạ dày của trẻ sẽ được mở rộng, việc tắm luôn sẽ rất dễ gây ra nôn mửa cho bé. Mẹ chỉ nên tắm sau khi bé bú xong ít nhất 30 phút.
- Đảm bảo phần rốn được khô ráo hoàn toàn sau khi tắm: Mẹ kiểm tra thật kỹ lưỡng và lau khô gốc rốn tránh đọng nước trước khi mặc quần áo cho trẻ. Vì với bé sơ sinh vừa rụng rốn, việc vùng cuống rốn đọng nước là cơ hội cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây nhiễm trùng rốn.
3.2. Quan sát các dấu hiệu bất thường của rốn
Trong quá trình tắm cho bé sơ sinh sau khi rụng rốn, mẹ nên quan sát kỹ để phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường của rốn sau:
- Rốn bị đỏ: Phần rốn và xung quanh rốn bị đỏ có thể do nhiều nguyên nhân như da bị khô rát, sưng đỏ do cọ xát vào quần áo. Tuy nhiên, nếu vết đỏ có dấu hiệu lan rộng hoặc sưng nghĩa là rốn của trẻ đang gặp vấn đề. Mẹ cần đưa bé tới cơ sở y tế để thăm khám kịp thời.
- Rốn có mùi hôi và chảy mủ: Tình trạng này thường gặp ở những trẻ không được vệ sinh cuống rốn không đúng cách. Nếu mẹ nhận thấy rốn của trẻ xuất hiện mùi hôi, chảy mủ, thường là mủ vàng thì mẹ cần đặc biệt chú ý. Hãy đưa trẻ tới bệnh viện càng sớm càng tốt vì đây là dấu hiệu cho thấy rốn bị nhiễm trùng.
- Rốn chảy máu: sau khi rốn vừa rụng chưa lâu, vùng cuống rốn có thể sẽ bị chảy máu nhẹ nhưng sẽ nhanh khỏi. Với các trường hợp chảy máu nhiều, không thể cầm máu, mẹ cần đưa bé tới ngay bệnh viện gần nhất để kiểm tra.
3.3. Lựa chọn các dung dịch tắm phù hợp cho bé
Tắm cho trẻ sơ sinh đã rụng rốn mẹ cần đặc biệt lưu ý đến việc hạn chế để rốn tiếp xúc lâu với nước. Tuy nhiên trong thực tế, nước tắm vẫn có thể bắn vào khu vực rốn trong quá trình mẹ tắm cho con. Chính vì thế mẹ cần lựa chọn sản phẩm nước tắm cho bé lành tính, an toàn.
Chuyên gia khuyên mẹ nên sử dụng nước tắm từ thảo dược tự nhiên cho trẻ sơ sinh mới rụng rốn. Với thành phần hữu cơ 100%, không chất tạo màu, không xà phòng, chất tẩy rửa và độ pH cân bằng, mẹ không lo kích ứng hay khô da bé. Ngoài ra, 1 số loại nước tắm thảo dược còn có thành phần có công dụng kháng khuẩn giúp phòng ngừa 1 số bệnh về da như hăm tã, mẩn đỏ,…
Nước tắm gội thảo dược Dr.Papie là sản phẩm được các chuyên gia Nhi khoa khuyên dùng. Trong nước tắm có 9 thành phần từ thảo dược tự nhiên như trà Shan tuyết, cỏ mần trầu, sài đất,… giúp kháng khuẩn, tăng cường cơ chế tự bảo vệ và ngăn ngừa các vấn đề về da. Đặc biệt, sản phẩm còn được chứng nhận sạch 100%, không chứa xà phòng, không gây cay mắt bé.
Ngoài ra, mẹ lưu ý không tự ý bôi bất kỳ loại phấn rôm, kem dưỡng da hay thuốc dân gian truyền miệng nào lên rốn của trẻ. Các sản phẩm này có thể gây tắc nghẽn rốn, khiến bạch huyết không thể thoát ra ngoài, gây viêm nhiễm. Đặc biệt, với các sản phẩm không rõ nguồn gốc có thể còn khiến tình trạng nhiễm trùng chuyển nặng, khó điều trị và để lại di chứng.
Đồng thời, không tự ý bứt gốc rốn sau khi cuống đã rụng. Thời gian rụng rốn và tạo sẹo của mỗi trẻ là khác nhau, vì vậy mẹ cũng không nên sốt ruột mà dùng tay kiểm tra hoặc giật dây rốn lên. Hãy để cuống rốn của bé khô và rụng tự nhiên.
Cách tắm cho trẻ sơ sinh đã rụng rốn vẫn là một thử thách đối với các mẹ lần đầu nuôi con. Hy vọng với việc chỉ ra những sai lầm thường gặp và lưu ý khi vệ sinh rốn cho trẻ từ chuyên gia Dr.Papie, mẹ đã có thêm những kiến thức để chăm sóc tốt nhất cho bé yêu nhà mình. Nếu mẹ có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận hoặc liên hệ Hotline để được tư vấn mẹ nhé!
Đọc bài viết xong thấy mik chăm con còn nhiều sai xót quá.sẽ rút kinh nghiệm cho tập sau
Mình trước đã mắc sai lầm khi tắm cho con làm bé bị nhiễm trùng .
Hên quá mình chuẩn bị đón e bé và cũng là tập đầu nên bỡ ngỡ rất nhiều , đọc được bài viết này để có thêm kinh nghiệm sau còn chăm con khi chưa rụng rốn , cảm ơn chuyên gia đã chia sẻ bài viết rất ý nghĩa này
Đọc bài viết thấy hữu ích cực kì.vậy mà trước mik chăm con sai cách hoàn toàn luôn á,sẽ rút kinh nghiệm tập sau.
Trước bé đầu mình cũng hay mắc những lỗi như thế này vì chưa có kinh nghiệm nuôi bé.giờ thì mình đã hiểu hơn rồi.cảm ơn dược sỹ ạ
Tập đầu mình không dám tắm cho con luôn ý
Mình rất sợ tắm cho bé. Bài viết rất hữu ích ạ.
Mỗi lần tắm cho bé là mình sợ. Bài viết rất hữu ích ạ.
Mk cũng hay đo j nênn cũng views cách chăm con
Bài chia sẻ Rất chi tiết. Cảm ơn dược sĩ
Tập đầu mình còn bỡ ngỡ nên mình không dám tắm cho con luôn
Chuẩn bị thêm kiến thức để làm tập nữa
Đúng thật
Mình lưu lại để chăm con đc tốt ạ
Hiểu thêm đc nhiều kiến thức