Lần đầu làm mẹ khiến việc tắm cho bé con vừa mới chào đời, cuống rốn chưa rụng chẳng phải chuyện dễ dàng gì. Thấu hiểu được điều này, các chuyên gia Dr.Papie chia sẻ kinh nghiệm về cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn đúng chuẩn, an toàn, mẹ theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Xem thêm:
- Cách tắm lá kinh giới cho trẻ sơ sinh hiệu quả
- Tắm mướp đắng trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh có được không?
- Cách tắm lá sài đất chữa bệnh về da cho bé an
1. Tắm cho bé sơ sinh chưa rụng rốn – kiến thức mẹ cần biết
Dây rốn là sợi dây liên kết dinh dưỡng giữa mẹ và bé. Nếu được chăm sóc đúng cách dây rốn sẽ khô lại, chuyển sang màu nâu đen và tự rụng xuống sau 7 -15 ngày. Tuy nhiên, cuống rốn vô cùng nhạy cảm, cấu tạo rốn có nhiều nếp gấp nên dễ dàng tích tụ nước hay vi khuẩn ở đó. Điều này khiến cuống rốn lâu rụng và dễ bị vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm. Do đó mẹ cần đặc biệt cẩn thận và nhẹ nhàng khi tắm cho con trong giai đoạn chưa rụng rốn.
Mẹ có thể tắm cho con từ lúc mới chào đời. Việc vệ sinh này nên duy trì hàng ngày, tránh để vi khuẩn bám lâu trên da, gây bệnh và cảm giác ngứa ngáy khó chịu cho con. Lúc mới chào đời, công việc này thường do các hộ sinh thực hiện, tuy nhiên những ngày sau đó, mẹ phải tự mình tắm cho con.
Con vừa mới chào đời, phần cuống rốn chưa hoàn toàn khô lại nên mẹ chỉ nên lau nhẹ nhàng và tắm từng phần thân của bé. Mẹ lưu ý tránh làm ướt rốn hoặc sử dụng bông để thấm khô phần rốn cho con sau khi tắm.
Một số mẹ lo khi tắm làm ướt rốn sẽ khiến bé lâu rụng rốn hơn. Mẹ yên tâm vì việc vệ sinh cơ thể cho con sẽ không ảnh hưởng đến tốc độ rụng rốn cũng như quá trình phục hồi da của vết rụng. Tuy nhiên việc này có thể bị kéo dài hơn nếu cách tắm cho con không đảm bảo đúng theo hướng dẫn đó ạ!
2. 4 bước tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn
Đối với trẻ sơ sinh chưa rụng rốn, cách an toàn nhất là lau từng bộ phận bằng khăn mềm đã thấm nước ấm hoặc nước tắm lành tính. Chuyên gia sẽ hướng dẫn mẹ các bước thực hiện sau:
2.1. Bước 1: Chuẩn bị trước khi tắm
1 – Vật dụng cần thiết:
- Chậu tắm dài hoặc chậu tắm tròn
- 2 Khăn tắm: 1 khăn kích thước lớn đủ bao bọc con, 1 khăn sữa mềm nhỏ.
- Nước tắm cho em bé
- Dụng cụ vệ sinh và chăm sóc sau khi tắm (Tăm bông ngoáy tai, tăm bông tiệt trùng, cồn 70 độ, nước muối nhỏ mắt mũi, rơ lưỡi,…)
- Tã dán
- Quần áo
2 – Chuẩn bị nước tắm:
Chuẩn bị nước trắng ấm nhiệt độ từ 35 – 38 độ C. Mẹ có thể kiểm tra nhiệt độ nước bằng nhiệt kế hoặc cùi chỏ của mẹ. Sau đó mẹ đổ nước vào trong thau tắm của con sao cho mực nước trong thau cao khoảng 7cm.
3 – Điều chỉnh nhiệt độ phòng tắm:
Nhiệt độ phòng tắm nên ở trong khoảng từ 28 – 30 độ C, tránh gây sốc nhiệt cho con.Tùy vào từng thời điểm mà mẹ có cách điều chỉnh nhiệt độ phòng tắm phù hợp:
- Mùa đông: Mẹ nên đóng tất cả các cửa sổ, dùng thêm máy sửa để làm tăng nhiệt độ phòng lên.
- Mùa hè: Mẹ không nên tắm cho con trước quạt hoặc bật điều hòa để tránh nhiễm lạnh.
Ngoài ra, bé đang trong giai đoạn cực kỳ nhạy cảm với vi khuẩn nên mẹ đảm bảo không gian tắm của con phải sạch sẽ, ít bụi bẩn.
4 – Cởi bỏ quần áo, tã bỉm và vệ sinh cho bé:
Khi thay tã bỉm cho con, mẹ thao tác nhẹ nhàng, nhấc 2 chân bé và lấy bỉm ra ngoài. Sau đó dùng giấy ướt để lau sạch vùng kín. Trong quá trình làm, do rốn rất gần với vùng mặc tã của con, mẹ chú ý không để các chất thải trong bỉm hoặc trên da con dây vào rốn, tránh gây nhiễm trùng.
Mẹ chú ý khi cởi áo cho con nhẹ nhàng. Với những loại áo không có cúc, mẹ thao tác hướng từ dưới lên trên tránh để áo cọ vào phần rốn, gây rụng sớm khiến con có thể bị đau, chảy máu thậm chí là viêm nhiễm.
Sau khi cởi áo cho con, mẹ nên quấn bé trong một chiếc khăn lớn vừa giúp giữ ấm cho bé vừa giúp mẹ giữ bé chắc hơn trong quá trình tắm gội, tránh trơn tuột.
2.2. Bước 2: Thực hiện tắm
1 – Rửa mặt:
Da của trẻ sơ sinh còn rất mỏng và yếu. Do đó mẹ sử dụng khăn sữa mềm và nhỏ đã thấm nước và vắt kiệt nước, nhẹ nhàng lau mắt, mũi, trán, tai và và vùng xung quanh mặt cho con.
2 – Gội đầu
Gội đầu cho con không khó đâu ạ! Chỉ cần làm theo các chỉ dẫn đơn dưới đây, mẹ có thể tự thao tác cho bé nhà mình rồi đó:
- Bước 1: Mẹ bế bé nằm ngửa và ôm sát con vào lòng, một tay đỡ lấy gáy, ép 2 vành tai để tránh nước vào tai của con.
- Bước 2: Dùng khăn lau từ trước ra sau, xả nước từng ít một thật nhẹ nhàng.
- Bước 3: Sử dụng khăn lau khô tóc cho con.
3 – Tắm thân người
Do bé còn chưa rụng rốn nên mẹ hạn chế để nước dây vào rốn. Cách an toàn nhất là mẹ sử dụng một chiếc khăn sữa mềm để lau người cho con:
- Bước 1: Mẹ thêm lượng nước tắm vừa đủ vào thau ấm, dùng khăn thấm nước pha sữa tắm và lau toàn thân bé.
- Bước 2: Mẹ lau các vùng da có nhiều nếp gấp như cổ, nách, háng, đầu gối, cổ chân,…
- Bước 3: Mẹ dùng khăn bông lau khô người và bao bọc cơ thể bé lại.
- Bước 4: Mẹ mặc tã và quần áo cho bé, không kéo tã hay quá cao đến rốn vì có thể khiến vi khuẩn trong tã bỉm phát triển và gây viêm phần rốn chưa rụng.
4 – Vệ sinh vùng kín của bé
Trong quá trình tắm cho con, việc vệ sinh vùng kín cho bé trai và bé gái cũng có sự khác biệt:
- Vệ sinh vùng kín bé trai: Mẹ lau sạch vùng kín cho con theo hướng từ trên xuống dưới, ở các vị trí háng, mông và đặc biệt là bộ phận sinh dục bởi phần này có nhiều nếp gấp, mẹ chú ý lau kỹ. Ngoài ra, mẹ không lộn bao quy đầu của con để vệ sinh mẹ nhé.
- Vệ sinh vùng kín bé gái: Do cấu tạo bộ phận sinh dục hình phễu nên chất thải dễ chảy ngược về phía hậu môn, gây viêm nhiễm. Do đó mẹ dùng khăn lau dọc các nếp gấp ở âm đạo của con, lau theo hướng từ âm đạo ra hậu môn, không làm ngược lại vì có thể khiến vi khuẩn lên vùng sinh dục của con.
2.3. Bước 3: Chăm sóc bé sau khi tắm
1 – Lau khô và ủ ấm cho bé
Mẹ sử dụng khăn mềm, sạch, khô, thấm ướt tốt để lau khô cơ thể cho con. Những bộ phận dễ đọng nước mẹ cần lau khô kỹ như tai, nách, bẹn và vùng kín đặc biệt là rốn, tránh đọng nước trong đó khiến rốn lâu khô hơn, vi khuẩn cũng dễ dàng nhân lên và gây viêm vùng da này. Sau đó, mẹ quấn khăn rồi ôm con vào lòng để truyền nhiệt và ủ ấm, tránh cho con bị sốc nhiệt, mẹ nhé!
2 – Vệ sinh rốn cho bé
Mẹ chuẩn bị một số vật dụng vệ sinh rốn cho bé sau:
- Dung dịch Betadin hoặc cồn 70 độ.
- Bông gạc
- Khăn sạch.
Với những vật dụng đã chuẩn bị ở trên, mẹ sử dụng khăn hoặc bông đã khử trùng để lau khô nước đọng lại trên rốn. Do con chưa rụng rốn, dễ bị viêm nhiễm nên mẹ cần sát khuẩn bằng cồn 70 độ hoặc betadin cho con bằng bông gạc đã chuẩn bị. Trong quá trình vệ sinh, mẹ chú ý nhẹ nhàng, tránh gây đau và gây hở vết thương chỗ rốn của con.
Nếu mẹ thấy vùng rốn có những biểu hiện như rỉ dịch, có mùi hôi hoặc ra máu thì cần đưa con đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám, đề phòng nguy cơ nhiễm trùng và biến chứng nặng cho con.
3 – Vệ sinh mắt mũi miệng cho bé
Mắt, mũi, miệng là những bộ phận nhạy cảm, dễ bị tổn thương đồng thời chúng là nơi bám nhiều vi khuẩn. Do đó vệ sinh mắt, mũi, miệng là cần thiết mỗi khi tắm cho con đó ạ:
- Vệ sinh mắt: Mẹ sử dụng bông thấm nước ấm lau từ khóe mắt đến đuôi mắt. Mỗi bên mắt mẹ dùng 1 miếng bông khác nhau. Nếu con có gỉ mắt khô, mẹ nhỏ nước muối sinh lý và dùng bông lấy gỉ mắt ra. Lưu ý mẹ không tự ý dùng tay của mình để lấy gỉ mắt do không đảm bảo an toàn và vệ sinh cho con.
- Vệ sinh mũi: Mẹ sử dụng 2 miếng bông khác nhau đã thấm ướt bằng nước muối sinh lý để làm sạch 2 bên mũi. Mẹ chú ý nhẹ nhàng, tránh làm đau và gây khó chịu cho con nhé.
- Vệ sinh tai: Mẹ sử dụng tăm bông đã thấm nước lau sạch tai cho con. Trong quá trình vệ sinh, mẹ nên giữ cố định con và không dùng những vật sắc nhọn để làm sạch tai cho con.
3. Lưu ý quan trọng về cách tắm trẻ sơ sinh chưa rụng rốn
Thời điểm trẻ sơ sinh chưa rụng rốn rất nhạy cảm, do đó một số lưu ý quan trọng về cách tắm cho con mà mẹ cần đọc kỹ:
- Thời gian tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn:
- Tắm cho con 1 lần/ngày: Để đảm bảo vệ sinh cho con, tránh nguy cơ viêm nhiễm ở các vùng da dễ tích nhiều vi khuẩn như rốn, cổ, háng,… mẹ nên tắm hàng ngày, lau người đều đặn theo hướng dẫn ở phần trên.
- Thời gian tắm không quá 5 phút: Mẹ nên thao tác nhanh trong quá trình tắm cho con, tránh để con tắm quá lâu vì trẻ sơ sinh dễ bị mất nhiệt khiến con nhiễm lạnh, ốm đó ạ!
- Khi tắm cho con, một số thao tác mẹ cần chú ý:
- Có thể để cả người bé ngâm trong chậu nước: Bé ngâm mình trong chậu nước không ảnh hưởng nhiều đến tốc độ rụng rốn. Nhưng sau khi tắm xong, mẹ phải dùng bông sạch để hút khô nước tích trong đó, tránh để ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
- Mẹ chú ý thao tác tắm đúng chuẩn: Khi bế, do cấu trúc xương cổ chưa hoàn thiện, bé không thể tự giữ đầu của mình được nên mẹ cần giữ chặt phần đầu, cổ, lưng hoặc đặt con trên đệm lót. Kích thước của con rất nhỏ, nước gây trơn trượt mẹ nhớ giữ chắc tay, tránh để tuột mất con.
- Kiểm tra kỹ độ khô ráo của vùng rốn: Trước khi mặc quần áo cho con, mẹ cần kiểm tra xem nước có đọng trong rốn của con không, tránh để dính nước gây viêm nhiễm, rốn lâu khô và rụng hơn.
- Mặc quần áo đúng cách cho con: Mẹ chú ý nhẹ nhàng khi mặc quần áo cho con. Đặc biệt khi mặc tã quần, mẹ nên để đai tã hoặc đai quần dưới phần rốn của con, tránh để đè lên rốn vì nó có thể gây hầm bí, các chất thải trong tã hoặc quần dễ dính vào rốn gây viêm nhiễm và nhiễm trùng nghiêm trọng.
- Không tự ý bôi bất kỳ loại kem dưỡng da hay thuốc dân gian truyền miệng nào lên rốn của trẻ: Vì những loại kem bôi này thường chứa các chất hóa học không an toàn dễ gây ẩm ướt, kích ứng vùng rốn, làm cho rốn lâu rụng hơn bình thường.
Trong nhiều trường hợp điển hình là vệ sinh vùng mặc tã của con, nếu chỉ sử dụng nước trắng sẽ không đủ để làm sạch và chăm sóc da bé toàn diện. Do đó, mẹ có thể cân nhắc sử dụng nước tắm thảo dược chuyên dụng cho trẻ sơ sinh, vừa làm sạch da dịu da mà vẫn an toàn cho cả bé chưa rụng rốn.
Tại sao mẹ nên sử dụng nước tắm thảo dược cho trẻ sơ sinh cho rụng rốn? Với thành phần hữu cơ 100%, không chứa xà phòng, chất tẩy rửa, pH cân bằng với da bé nên không gây kích ứng, làm khô da mỏng da của trẻ. Bên cạnh đó, khả năng kháng khuẩn, kháng nấm của các tinh chất thảo dược trong nước tắm giúp mẹ phòng ngừa một số bệnh như hăm tã, mẩn đỏ,..
Nước tắm thảo dược Dr.Papie là sản phẩm được nhiều mẹ sử dụng cho bé từ lúc sơ sinh. Vì nước tắm được chiết xuất từ nhiều thảo dược cùng phát huy tác dụng kháng khuẩn, tăng cường cơ chế miễn dịch và ngăn ngừa các vấn đề ngoài da. Đây là sản phẩm đã được kiểm chứng không xà phòng, không kích ứng, mẹ yên tâm sử dụng cho bé sơ sinh chưa rụng rốn nhé!
4. Hỏi – đáp về cách tắm cho bé sơ sinh
4.1. Cách tắm cho trẻ sơ sinh không khóc như thế nào?
Bé hay khóc trong lúc mẹ tắm là do con thiếu cảm giác an toàn, do thay đổi không gian, thay đổi tư thế, hoặc nhiệt độ nước tắm quá nóng hoặc quá lạnh,… Để bé không khóc nữa, mẹ nên:
- Kiểm tra kỹ nhiệt độ nước tắm, không để nước quá nóng hoặc quá lạnh: Mẹ sử dụng nhiệt kế để kiểm tra xem nhiệt độ nước tắm đã đạt chuẩn trong khoảng 35 – 38 độ C hay chưa. Nếu không có điều kiện, mẹ có thể sử dụng khuỷu tay để kiểm tra nhiệt độ nước tắm cho con do phần da ở đây chứa nhiều dây thần kinh giúp mẹ cảm giác chính xác nhiệt độ hơn so với những vùng khác.
- Mẹ cưng nựng kết hợp trò chuyện cùng bé: Việc nói chuyện cùng con trong lúc tắm khiến con thân thiết với mẹ hơn, đồng thời tạo cho con cảm giác dễ chịu, con không chú ý đến việc mình đang tắm nữa.
4.2. Thời gian tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn?
Để tránh làm ảnh hưởng đến giờ ăn, giờ ngủ của con, mẹ nên tắm vào thời điểm từ 9 – 11 giờ hoặc 14 -16 giờ. Khoảng thời gian này trong ngày, nhiệt độ môi trường thường ấm giúp giảm nguy cơ sốc nhiệt trong lúc tắm cho bé. Ngoài ra, mẹ nên ưu tiên tắm vào buổi chiều trước khi ăn tối để tạo cảm giác thoải mái cho con, bé ăn ngon và dễ đi vào giấc ngủ hơn đó ạ!
4.3. Có nên tắm ướt rốn cho trẻ sơ sinh?
Mẹ không nên tắm ướt rốn cho trẻ sơ sinh vì những nguyên nhân sau:
- Tiếp xúc với nước nhiều lần và liên tục khiến rốn lâu khô hơn, nước dễ tích tụ vào trong các kẽ mẹ khó lau khô khiến vi khuẩn phát triển gây bệnh trong đó.
- Mẹ phải lau khô và sát khuẩn thường xuyên gây mất thời gian.
Cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn rất đơn giản mẹ nhỉ?. Hi vọng những thông tin chia sẻ trên của Dr.Papie sẽ giúp ích cho mẹ bỉm trong lần đầu tiên làm mẹ. Nếu mẹ có bất kỳ thắc mắc nào muốn được giải đáp, hãy để lại bình luận bên dưới hoặc liên hệ số hotline 0988229672 mẹ nhé!
Lúc mình mới sinh bé trong tháng đầu tiên dây rốn của bé chưa rụng mình sợ làm tổn thương bé nên k giám tắm mà phải nhờ bà nội
Mỗi lần vệ sinh cho con lúc sơ sinh là cả 1 quá trình gian nan
Đọc bài viết biết thêm được nhiều kinh nghiệm
Nhà mình quen dùng nước tắm thảo dược dr papie rồi. Nên yên tâm. Đc c hàng xóm mách. Cũng dùng đc 2-3 năm nay rồi
Cảm ơn chuyên gia đã chia sẻ những kinh nghiệm hữu ích
Qua bài viết mình có thêm kinh nghiệm chăm con,cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ ạ
Kiến thức bổ ích quá
Hồi bé nhà mik chưa rụng rốn toàn là ngoại tắm cho,sẽ lưu ý hơn về những thông tun của dược sĩ chia sẻ để còn áp dụng cho bé sau
Các mẹ cẩn thận nhé . Mình cx mắc sai lầm tắm cho con k đúng cách nên bị nhiễm trùng . Cảm ơn những chia sẻ của bài
Cảm ơn những chia sẻ càu bài nhé
Bé nhà mk hơn 2 tháng mk mới dám tự tắm cho. Công nhận tắm cho bé phải cầu kỳ các kiểu luôn
Bé nhà mk được 3 tháng mk mới giám tắm cho bé.cảm ơn chuyên gia đã chia sẻ
Mình tắm cũng luôn giữ cho rốn khô không bị ướt
Hay quá cảm ơn đã chia sẻ kinh nghiệm ạ
Đọc bài này mới biết
Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ thông tin hữu ích
Nhớ lại lần đầu tắm cho con.lóng nga lóng ngóng ấy
Lúc sinh toàn mẹ mình tắm cho con k.àh. Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ
Mỗi lần tắm cho trẻ sơ sinh là phải lấy can đảm ấy
Minh cũng tắm nước tắm thảo dược drpapie này cho bé ngay từ khi chào đời. Rất an toàn
Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ
Toàn kiến thức hữu ích. Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ
Cảm ơn add đã chia sẻ .bé đầu m còn k dám tắm cho con khi mới sinh ra vì sợ làm tổn thương con.
Mình trước không biết lúc nào mặc bỉm cho con cũng che rốn
Mình cũng tắm cho bé khá là đúng cách nhue dược sĩ hướng dẫn ở trên.
Trc mình mới sinh ko giám tăm vì sợ ko may vài rốn con . cứ phải thue ng tăm
Mình cần tham khảo để chuẩn bị sinh bé, cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ.
Em phải lưu lại để cho bé thứ 2 mới được. Bài viết hay quá
Hay quá ạ. Pai lưu lại để gửi cho đưa em mh đọc
Lúc mình sinh toàn mẹ tắm
Tắm cho trẻ sơ sinh cần chú ý nhiều điều lắm
Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ bài viết rất bổ ích
Com em bé tắm cho con em rất sợ không may xử lý rốn com không tốt bị nhiễm trùng. Sau rốn khỏi yên tâm hơn
Bài viết rất hưu dụng cảm ơn dược sỹ đã chia sẻ ạ
Mình đã tắm cho con đúng cách rồi nè
Mình cũng từng mắc sai lầm khi tắm cho con . Làm rốn của bé bị nhiễm trùng
nhà mình dùng nc tắm dr Papie này cho bé tvia da con nhẵn nhụi mà mùi thơm cũng dễ chịu lắm
Mỗi lần tắm ở vùng rốn cho con quả thực rất lo. Giờ thì mình yên tâm hơn rất nhiều
Truoc mình khong chăm soc đúng vùng rốn của con nên con bị ướt.Cam on bai viết
cảm ơn thông tin từ dược sĩ
Đúng lúc mình cần, những chia sẻ thật hữu ích.