Theo T.S BS Nguyễn Thành – Nguyên Trưởng khoa BV Da liễu Trung Ương cho biết, có nhiều nguyên nhân gây mụn sữa ở trẻ sơ sinh như do hormon của mẹ truyền sang bé, chế độ ăn uống, do tác dụng phụ của thuốc,… Cụ thể thế nào mẹ cùng chuyên gia Dr.Papie tìm hiểu và biết thêm cách chăm sóc để bé nhanh khỏi bệnh qua bài viết sau nhé!
1. 5 nguyên nhân gây mụn sữa ở trẻ sơ sinh
Mụn sữa (hay còn gọi là nang kê) là một dạng mụn trứng cá xuất hiện ở trẻ sơ sinh vừa chào đời hoặc sau sinh khoảng 1 – 2 tuần. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mụn sữa và mẹ cần xác định rõ để biết cách phòng tránh cho con mình.
1.1. Do hoạt động của hormon trẻ nhận từ mẹ hoặc trẻ bị phì đại tuyến bã
Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa chỉ ra được nguyên nhân chính xác trẻ bị mụn sữa là gì. Tuy nhiên, họ cho rằng mụn sữa có khả năng là kết quả của sự tăng tiết hormone Androgens trẻ nhận được từ mẹ qua nhau thai trong những tháng cuối của thai kỳ. Hormon này tác động lên tuyến thượng thận của trẻ, kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh và nhiều hơn gây ra chứng mụn sữa.
Ngoài ra, cơ địa bẩm sinh của trẻ làm phì đại tuyến bã khiến cơ thể tiết nhiều bã nhờn, bít tắc lỗ chân lông. Đây cũng là yếu tố di truyền gây ra tình trạng mụn sữa ở trẻ sơ sinh.
1.2. Tác dụng phụ của thuốc
Các sản phẩm trị mụn, kem bôi ngoài da chứa corticoid có tác dụng chống viêm hiệu quả nhưng sử dụng lâu dài có nguy cơ kích ứng, gây nên các bệnh về da như viêm da, chàm sữa, mụn sữa,.. Mẹ dùng thuốc nội tiết, thuốc có iod khi đang mang thai hoặc trẻ bị bệnh phải dùng thuốc sử dụng không đúng cách có khả năng bị mụn sữa rất cao.
1.3. Sữa bột không phù hợp
Hệ tiêu hoá của trẻ chưa hoàn thiện hết nên khó hấp thu đạm albumin có trong các loại sữa công thức hiện nay. Vì vậy, cơ thể bé xảy ra kích ứng lên da gây chứng mụn sữa.
1.4. Chế độ ăn uống của mẹ
Mẹ đang cho con bú cần chú ý đến chế độ ăn uống vì nó cũng là tác nhân góp phần gây ra mụn sữa cho trẻ. Do chế độ ăn của mẹ chứa nhiều đồ ăn cay nóng (ớt, hạt tiêu), thức ăn dầu mỡ (chiên rán, đồ ăn nhanh) sẽ thông qua sữa mẹ truyền sang bé những chất kích thích tuyến mồ hôi hoạt động mạnh, tăng thân nhiệt làm trẻ bị mụn sữa.
1.5. Do mẹ chăm sóc da bé sai cách sau sinh
Da trẻ sơ sinh vốn rất nhạy cảm nếu chăm sóc không đúng cách rất dễ gây ra mụn sữa. Có thể kể đến một số ví dụ sau:
- Mẹ quấn quá nhiều lớp áo cho con: Mồ hôi không thoát ra ngoài khiến trẻ nóng nực, khó chịu, mụn mọc nhiều hơn.
- Không thường xuyên giặt giũ chăn màn, dọn dẹp phòng ngủ của bé: Chăn màn, môi trường sống của bé chứa nhiều bụi bặm, lông lá của chó mèo hoặc tích tụ vi khuẩn dễ gây mụn sữa.
- Chưa lau sạch nước miếng, sữa đọng lại trên miệng bé sau khi cho ăn hoặc bú sữa mẹ: Nước miếng và sữa đọng lại trên da bé là yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi gây mụn.
Mụn sữa là hiện tượng phổ biến ở trẻ mới sinh hoặc vài tuần sau sinh. Dấu hiệu hay gặp là những nốt mụn li ti màu trắng, vùng da xung quanh bị tấy đỏ lên. Mụn thường mọc ở hai má, mũi và đôi khi mọc trên trán, cằm và lưng.
2. Mụn sữa có nguy hiểm không?
Theo thống kê của Hội Da liễu Việt Nam, có khoảng 20% trẻ sơ sinh bị mọc mụn sữa. Đây là bệnh lý ngoài da không nguy hiểm, không gây biến chứng cho trẻ. Mụn thường tự biến mất mà không cần điều trị gì đặc biệt. Tuy vậy, mẹ cần lưu ý cách chăm sóc trẻ thích hợp để tránh gây kích ứng, viêm da và bội nhiễm vùng da bị mụn của bé.
3. Trẻ bị mụn sữa phải làm sao? Mẹo hay cho mẹ
Thông thường các nốt mụn có thể tự biến mất sau vài tuần hoặc vài tháng kể từ khi bị bệnh. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài lâu hơn và kèm theo sưng đỏ, chảy mủ, ngứa rát thì mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời. Mẹ tuyệt đối không tự ý dùng thuốc vì da trẻ rất nhạy cảm, dễ tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tác dụng phụ, dị ứng da làm mụn sữa nặng hơn.
Mẹ cần chú ý một số điều giúp cải thiện tình trạng mụn sữa của trẻ dưới đây nhé:
- Giữ cơ thể bé luôn sạch sẽ: Mẹ cần tắm rửa đúng cách, vệ sinh da cho bé bằng nước tắm an toàn và lành tính. Vì vậy, mẹ nên ưu tiên các loại nước tắm thảo dược tự nhiên, không gây kích ứng cho bé. Nước tắm thảo dược Dr.Papie là sự lựa chọn bác sĩ khuyên dùng trong việc điều trị mụn sữa trên da bé. Công thức nước tắm từ dược liệu thiên nhiên, không gây kích ứng da bé giúp mụn sữa của bé nhanh khỏi hơn.
- Giữ da trẻ luôn khô thoáng: Mẹ thường xuyên vệ sinh da, lau mặt cho bé nhẹ nhàng bằng khăn mềm ẩm. Nhất là trẻ có cơ địa ra nhiều mồ hôi hoặc sau khi bé hoạt động mạnh thì mẹ cần dùng khăn sạch thấm hết mồ hôi để hạn chế gây bít tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
- Chế độ ăn của mẹ: Mẹ đang cho con bú cần hạn chế ăn các thực phẩm dễ gây kích ứng như trứng, đậu nành, lạc, hải sản, các món cay nóng… Vì chúng thông qua sữa mẹ làm cơ thể bé khó hấp thu, gây kích ứng da làm mụn kê nặng thêm.
- Lựa chọn chăn đệm, quần áo: Mẹ nên ưu tiên chọn chất liệu vải cotton thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt. Từ đó tránh tình trạng bí, nóng, đổ mồ hôi khi ngủ khiến cho các nốt mụn kê mọc dày lên và lan rộng trên da bé.
Mẹ tham khảo thêm bài viết: Trẻ bị mụn sữa phải làm sao?
4. Lưu ý khi chăm trẻ bị mụn sữa
Da trẻ trong giai đoạn bị mụn sữa rất nhạy cảm. Vì vậy, mẹ cần tránh những điều sau để tình trạng mụn sữa của trẻ không bị nặng thêm và chóng khỏi:
- Không để nhiệt độ phòng quá nóng, mặc nhiều lớp quần áo, quấn kín trẻ: Điều này khiến trẻ nóng nực, toát nhiều mồ hôi nhưng bị lớp quần áo dày ngăn cản gây bí bách, không thoát ra ngoài được làm mụn sữa nặng thêm.
- Rửa tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc với bé: Người lớn rửa tay bằng xà phòng giúp ngăn ngừa vi khuẩn lây lan gây bệnh cho bé.
- Tránh sản phẩm có độ tẩy mạnh: Các loại xà phòng, nước xả vải, nước tắm chứa nhiều hương liệu, chất tạo bọt tác động xấu đến làn da của bé gây dị ứng, nổi mẩn đỏ và làm mụn sữa mọc nhiều lên.
- Không dùng kem dưỡng da: Vì làn da của bé rất nhạy cảm nên dùng các sản phẩm này dễ gây bí bách da, kích ứng và làm cho mụn kê nghiêm trọng hơn.
- Không chà xát và nặn mụn: Mẹ đừng cố nặn mụn trên da bé vì vết mụn vỡ ra sẽ gây đau rát, viêm loét và nhiễm trùng da bé.
- Theo dõi thường xuyên biểu hiện của trẻ để có sự can thiệp khi cần thiết: Trẻ sơ sinh cần được chú ý quan sát nhất là khi đang bị mụn sữa. Nếu bệnh chuyển biến nặng lên mẹ có thể kịp thời để ý đưa bé khám bác sĩ kịp thời.
- Không cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, môi trường ô nhiễm: Những nơi như vậy chứa rất nhiều bụi bẩn, vi khuẩn gây bệnh. Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch yếu ớt rất dễ bị nhiễm bệnh và làm mụn sữa càng có cơ hội lây lan.
Qua bài viết trên, chắc hẳn các mẹ đã hiểu rõ được nguyên nhân gây mụn sữa ở trẻ sơ sinh do đâu rồi đúng không ạ? Ngoài ra, mẹ cần chú ý chăm sóc cho bé đúng cách giúp mụn sữa nhanh hết và theo dõi tình trạng bệnh của bé để xử lý kịp thời. Mọi thắc mắc mẹ vui lòng để lại phản hồi bên dưới hoặc liên hệ ngay hotline 0988.229.672 sẽ được đội ngũ chuyên gia hỗ trợ sớm nhất.
Bé bị mụn sữa với chàm sữa có khác nha bạn không dược sĩ
Trước bé nhà mình nổi rất nhiều rôm mà dc shop giới thiệu mua nước tắm của hãng Dr.Papie về dùng mình thấy hiểu quả rõ rất luôn ,dùng thường xuyên mình k thấy con bị các bệnh ngoài đã khác nữa mình rất yên tâm
Bé nhà mình bị viêm da cơ địa thì dùng loại sữa tắm nào tốt ạ
Bài viết hữu ích lắm ạ,em.sẽ lưu lại ạ
Các mẹ bỉm sữa thực sự rất cần những bài viết như thế này ạ
Bé bị tội ghê
May mà mình đọc được bài viết này, bé nhà mình đang bị mụn sữa rất nhiều. Cảm ơn dược sỹ .
Nước tắm rất an toàn cho bé
Nhìn thương thế
Nhà mình dùng nước tắm dr papie da bé hạn chế mụn sữa . mềm mại hơn
Trộm vía bé n hà mik lúc sơ sinh k bị mụn sữa nhưng lại hay nổi rôm sảy.mik dùng nước tắm Srpapie vệ sinh hằng ngày cho con,giờ k thấy tái lại nữa
Khi bé nhà mình ở giai đoạn sơ sinh cũng bị mụn sữa, khi đó đc chị hàng xóm mách dùng nước tắm thảo dược dr papie mình thấy hết đó, có thể khi đó con mới bị nên nhanh khỏi
Bé nha dminhf trước cũng bị. May sao dùng nước tắm dr.papie chỉ 5-7 hôm là đỡ