Rôm sảy có nguy hiểm không | Làm gì để rôm sảy nhanh hết?

Rate this post

Rôm sảy có nguy hiểm không phụ thuộc vào mức độ bệnh và cách chăm sóc của mẹ. Với rôm sảy nhẹ và trung bình sẽ ít gây nguy hiểm cho trẻ, còn trường hợp rôm sảy nặng, bé dễ bị nhiễm khuẩn tại các vùng da bị loét, gây ra các biến chứng nguy hiểm. Để hiểu rõ hơn, mẹ tham khảo bài viết sau nhé!

Xem thêm:

Nổi mẩn ngứa rôm sảy
Rôm sảy sẽ gây nguy hiểm cho trẻ nếu không được chăm sóc đúng cách

1. Hiểu về bệnh rôm sảy

Rôm sảy là vấn đề ngoài da thường gặp ở trẻ từ 0 – 3 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu do tuyến mồ hôi của trẻ chưa hoàn chỉnh. Khi gặp thời tiết nắng nóng hoặc trẻ mặc quần áo chật chội,…  khiến bé tiết ra nhiều mồ hôi, không thoát kịp gây bít tắc, hình thành mụn rôm. 

Biểu hiện của bệnh rôm sảy:

  • Các nốt mụn rôm nhỏ li ti, có kích thước 1 – 2mm.
  • Mọc lấm tấm hoặc rái rác trên da, mọc nhiều ở vùng có nhiều tuyến mồ hôi và nếp gấp mặt, lưng, ngực, bẹn…
  • Rôm sảy gây ngứa khiến bé có biểu hiện: dụi người vào chăn gối, dùng tay gãi rôm, quấy khóc.

2. Rôm sảy có nguy hiểm không?

Rôm sảy có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như dạng bệnh, tình trạng bệnh hay thời gian bé bị bệnh. Do đó, để hiểu rõ hơn, mẹ thoi dõi phần dưới đây nhé!

2.1. Mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào dạng bệnh

Rôm sảy có 4 dạng, trong đó rôm sảy kết tinh và rôm sảy đỏ thường không gây nguy hiểm. Nhưng rôm sảy mủ và rôm sảy sâu thì có thể dẫn tới hậu quả như bị nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng da, viêm da… nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Dạng  rôm sảy Dấu hiệu nhận biết Mức độ nguy hiểm
Rôm sảy kết tinh Da có các mụn nhỏ li ti, màu đỏ có kích thước khoảng 1 – 2 mm,  không gây ngứa Là mức độ nhẹ nhất của rôm sảy, nên sẽ khỏi nhanh nếu được mẹ chăm sóc đúng cách
Rôm sảy đỏ Xuất hiện các nốt mụn đỏ, gây ngứa ngáy, khó chịu Là bệnh phổ biến ở trẻ sơ sinh, dễ nhiễm trùng
Rôm sảy mủ Nốt mụn có dịch, mủ màu vàng trong (đục) khoảng 0,5 cm, có lông ở giữa, gây ngứa, đau rát cho trẻ và dễ bị nhiễm trùng Là dạng bệnh nặng hơn so với rôm sảy kết tinh và rôm sảy đỏ, dễ dẫn tới biến chứng nhiễm trùng như viêm da, nhiễm trùng huyết…
Rôm sảy sâu Vùng da bị rôm sảy sâu có màu đỏ như da gà, ít gây ngứa ngáy và đau rát cho bé Là bệnh nặng nhất, do sự tái phát nhiều lần không khỏi, dễ gây ra các tình trạng: ứ đọng mồ hôi, bít tắc lỗ chân lông, nhiễm trùng da.

 

2.2. Mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào tình trạng bệnh

Nếu rôm sảy ở giai đoạn nhẹ (chỉ có các mẩn đỏ nhỏ, mọc rải rác) thì sẽ không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, khi các nốt rôm lan rộng toàn thân và có dấu hiệu bội nhiễm thì có khả năng dẫn tới biến chứng cao, gây nguy hiểm. Rôm sảy bội nhiễm thường là biến chứng của dạng rôm sảy đỏ, do sự xâm nhập của nấm men hay vi khuẩn vào các vết thương hở, gây nên tình trạng nhiễm trùng, gây nguy hiểm cho trẻ. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ dẫn tới rôm sảy bội nhiễm như:

  • Vệ sinh kém: Mẹ vệ sinh thân thể bé không sạch sẽ dẫn tới bụi bẩn, mồ hôi, vi khuẩn tích tụ trên bề mặt lỗ chân lông, làm viêm và nhiễm trùng da. Đồng thời, vệ sinh xung quanh nhà và khu vực bé chơi không sạch sẽ, có lông tơ, bụi bẩn… dễ làm viêm nhiễm vùng da rôm.
  • Gãi lên vùng da bị mụn rôm sảy: Rôm sảy gây ngứa ngáy nên  trẻ có phản xạ đưa tay gãi vào các mụn,hay cọ xát mặt, lưng vào ga đêm. Điều này khiến vết mụn rôm bị tổn thương tạo thành các vết thương hở vỡ ra và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm. 
  • Chăm sóc sai cách: Mẹ được mách sử dụng lá tắm hay thuốc trị rôm sảy bôi lên vùng da rôm sảy sẽ giúp bé giảm ngứa và nhanh hết. Nhưng lá tắm thường dính cặn, lông sâu hay các chất kích thích có thể làm kích ứng, viêm nhiễm da bé. Hay các thuốc trị rôm sảy có chứa corticoid không sử dụng đúng cách sẽ làm bé mỏng da bé và tăng nguy cơ bội nhiễm vùng da bị rôm sảy.
Thoa kem trị rôm sảy
Mẹ bôi kem trị rôm sảy sai cách có thể khiến bé mỏng da và nguy cơ gây rôm sảy bội nhiễm

Một số biểu hiện ở trẻ cho thấy vùng da bị rôm sảy của trẻ đã bị bội nhiễm như:

  • Da bé xuất hiện nhiều mụn mủ có kích thước lớn, gây viêm đỏ vùng da xung quanh
  • Các mụn mủ lớn, nằm sâu dưới da, sờ vào thấy nóng và gây đau nhức cho bé
  • Bé sốt, quấy khóc, biếng ăn, lười bú

Rôm sảy bội nhiễm thường phát triển theo chiều hướng xấu và gây nguy hiểm cho bé nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Một số biến chứng do rôm sảy bội nhiễm gây ra như: 

  • Nhiễm trùng da: Các mụn rôm sảy bị bội nhiễm tạo thành mụn mủ, gây ngứa và đau rát cho bé. Khi xuất hiện các vết thương hở sẽ gây bội nhiễm, làm nhiễm trùng da. Trong các trường hợp nặng và bị viêm nhiễm gần các trung tâm thần kinh, mạch máu như mặt, cổ, đầu… trẻ sẽ có nguy cơ bị viêm tắc tĩnh mạch máu não, nguy hiểm tới tính mạng.
  • Nhiễm khuẩn tụ cầu vàng: Tác nhân chủ yếu gây nhiễm trùng ở các vết thương hở của trẻ là tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus). Chúng có thể gây ra viêm da mãn tính, sốc phản vệ,… 
  • Nguy cơ hình thành sẹo: Các mụn rôm sảy khi bị vỡ ra, nếu không được xử lý đúng cách dễ gây nhiễm trùng để lại sẹo vĩnh viễn cho bé. 
rôm sảy có nguy hiểm không
Rôm sảy bội nhiễm có thể gây ra biến chứng nhiễm trùng da gây nguy hiểm cho trẻ

Chính vì vậy, khi phát hiện rôm sảy có dấu hiệu bị bội nhiễm, mẹ cần đưa bé đến bác sĩ chuyên môn để được chẩn đoán chính xác và có phương án điều trị kịp thời. Tránh gây ra các biến chứng nghiêm trọng hay nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.

2.3. Mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào thời gian mắc bệnh

Rôm sảy là bệnh lành tính và có thể tự hết. Bé mới bị rôm sảy trong vòng 3 – 7 ngày thường không gây nguy hiểm vì đây là giai đoạn nhẹ. 

Nếu mẹ thấy rôm sảy của bé kéo dài hơn 7 – 10 ngày vẫn chưa khỏi hay nặng hơn với biểu hiện như: có mụn mủ, mụn viêm sưng to. Mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ da liễu uy tín để thăm khám ngay. Vì lúc này mụn rôm vỡ dễ bị bội nhiễm một số vi khuẩn như tụ cầu vàng, HSV-1,… xâm nhập gây viêm nhiễm gây sẹo lồi, nhiễm khuẩn trên da, nhiễm khuẩn máu. 

Mắc rôm sảy lâu ngày, nguy hiểm cho bé
Thời gian mắc rôm sảy càng dài càng gây nguy hiểm cho bé, đặc biệt là sau 10 ngày kể từ ngày mắc

Thời gian mắc rôm sảy càng dài càng nguy hiểm cho trẻ. Chính vì vậy, nếu sau 7-  10 ngày kể từ ngày trẻ mắc, rôm sảy vẫn chưa khỏi. Mẹ đưa bé đi khám bác sĩ chuyên môn để được điều trị kịp thời, trước khi mụn viêm nhiễm và ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.

3. Xử trí để rôm sảy nhanh hết, không gây nguy hiểm cho bé

Để rôm sảy không chuyển biến nặng hay kéo dài gây nguy hiểm cho bé, bố mẹ cần có cách điều trị và chăm sóc khoa học theo từng giai đoạn bệnh. Dưới đây, Dr. Papie sẽ giới thiệu cho mẹ một số các xử trí giúp rôm sảy nhanh hết mà không gây nguy hiểm cho bé. Mẹ theo dõi nhé!

3.1. Rôm sảy giai đoạn nhẹ

Lúc mới bắt đầu bị rôm sảy, trên vùng da bé chỉ có các nốt mụn rôm li ti, hay các nốt sần có màu đỏ hoặc trắng. Ở giai đoạn nhẹ, nếu được chăm sóc đúng cách, rôm sảy sẽ rất nhanh biến mất và không để lại di chứng gì cho bé. Mẹ có thể sử dụng thảo dược để tắm cho bé, giữ cho da bé luôn sạch sẽ, khô thoáng hay thoa kem trị rôm sảy là được.

Rôm sảy có tự hết không?
Ở giai đoạn nhẹ, rôm sảy là các nốt sần nhỏ li ti màu trắng hoặc đỏ trên da bé và có thể tự hết nếu được chăm sóc đúng cách

3.1.1. Tắm/lau cho bé bằng nước lá dân gian

Theo kinh nghiệm dân gian, bé bị rôm sảy thường được tắm các thảo dược như: Trầu không, kinh giới, chè xanh, lá riềng, tía tô, sài đất…  Vì chúng có thành phần là các hoạt chất có tính kháng khuẩn nên có tác dụng ức chế và tiêu diệt các vi khuẩn có hại trên da bé. Nhờ đó sẽ giúp giảm ngứa, kháng viêm, nhanh chóng hết rôm sảy. 

Rôm sảy tắm nước lá dân gian cho bé
Lá tắm dân gian có hoạt tính kháng khuẩn giúp giảm ngứa và trị rôm sảy cho trẻ

Để nấu nước tắm bằng lá dân gian trị rôm sảy cho trẻ, mẹ thực hiện theo các bước dưới đây:

  • Bước 1 (Rửa sạch nguyên liệu): Rửa sạch lá và ngâm với nước muối trong vòng 3 – 5 phút để loại bỏ bớt bụi bẩn, vi khuẩn hay vi nấm có trên mặt lá. Sau khi ngâm nước muối xong, mẹ rửa lại với nước sạch và để ráo nước
  • Bước 2 (Giã nát lá): Mẹ sử dụng máy xay sinh tố hoặc cối xay để giã nát lá tắm.
  • Bước 3 (Lọc nước lá): Mẹ lấy khăn sữa mỏng, đổ hỗn hợp lá vừa giã và vắt lấy nước cốt. Bỏ phần bã lá.
  • Bước 4 (Pha nước tắm): Mẹ sử dụng nước lá tắm vừa lọc pha với 10 lít nước ấm và tiến hành tắm cho bé.

Lá tắm cho bé tuy lành tính nhưng nếu dùng sai cách sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho bé. Vì vậy, mẹ cần chú một số vấn đề sau để phát huy tốt tác dụng của lá, tránh tác dụng phụ không mong muốn:

  • Lựa chọn và sơ chế lá: Nên chọn lá biết rõ nguồn gốc để tránh lá bị phun thuốc kích thích, hóa chất. Mẹ sơ chế cẩn thận, rửa sạch và ngâm với muối loãng để làm sạch bụi bẩn, vi khuẩn. Với lá có lông tơ mẹ cần vò nhẹ cho lông rụng bớt. 
  • Tần suất: Do các thành phần hoạt chất hay nhựa trong lá có thể gây xỉn màu da bé. Chính vì vậy, mẹ chỉ tắm 2 – 3 lần/tuần với lá tắm cho bé.
  • Đưa bé đi khám sau nếu tắm lá không cải thiện: Nếu tắm nước lá sau khoảng 2 tuần không thấy tình trạng rôm sảy cải thiện, giảm ngứa hoặc rôm sảy có dấu hiệu trở nặng như mọc nhiều hơn, sưng , viêm mủ, bố mẹ nên cho trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị phù hợp.
Lưu ý tắm bé rôm sảy
Mẹ chỉ tắm nước lá 2 – 3 lần/tuần vì chất nhựa có trong lá tắm có thể gây xỉn màu da trẻ

Phương pháp tắm lá dân gian giúp giảm ngứa và trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh sẽ có một số ưu điểm và nhược điểm. Dưới đây là một số đánh giá của chuyên gia Dr.Papie về phương pháp tắm lá thiên nhiên khi bị rôm sảy ở trẻ sơ sinh.

Ưu điểm Nhược điểm
  • Chi phí rẻ, tiết kiệm cho mẹ
  • Nguyên liệu dễ tìm kiếm (có thể có sẵn trong nhà bếp)
  • Dễ dàng thực hiện 
  • An toàn cho bé nếu mẹ sử dụng đúng cách
  • Khó nhận biết được nguyên liệu sạch, không chứa hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc kích thích,…
  • Mẹ tốn thời gian chuẩn bị trước mỗi lần tắm của bé, trong khi đó hiệu quả chậm nên mẹ cần duy trì trong thời gian dài. 
  • Chỉ dùng khi bé bị rôm sảy nhẹ, không dùng được trong tình trạng da có vết thương hở hoặc tình trạng viêm loét nặng
  • Nếu pha không đúng tỉ lệ hoặc nước quá đặc có thể gây kích ứng da

3.1.2. Tắm bằng nước tắm thảo dược chuyên dụng 

Nước tắm thảo dược hiện nay được nhiều bà mẹ tin dùng do tính hiệu quả, tiện lợi và an toàn. Nước tắm thường có sự kết hợp nhiều loại thảo dược nên công dụng trị rôm sảy cao hơn. Đồng thời, với nước tắm thảo dược chuyên dụng, mẹ không cần tốn thời gian chuẩn bị vất vả, mẹ chỉ cần pha nước tắm trong vài phút thôi. 

Thành phần của nước tắm Dr. Papie
Nước tắm thảo dược kết hợp nhiều thành phần sẽ trị rôm sảy hiệu quả hơn so với 1 lá tắm

Nước tắm thảo dược Dr. Papie là sản phẩm được nhiều bác sĩ Nhi khoa khuyên dùng cho bé bị rôm sảy do tác dụng mát da, giảm ngứa và điều trị rôm sảy. Cụ thể:

  • Làm sạch dịu nhẹ: Với công thức hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, nước tắm Dr.Papie giúp làm sạch dịu nhẹ bụi bẩn, tiêu diệt vi khuẩn, vi nấm, tránh viêm nhiễm khi bé bị rôm sảy. Bên cạnh đó, nước tắm thảo dược Dr.Papie không có chứa xà phòng tạo bọt chất tẩy rửa tổng hợp nên tránh được tình trạng làm xót, đau hoặc kích ứng vết thương hở. 
  • Giảm viêm ngứa: Nhờ hoạt tính kháng sinh, các chất chống viêm tự nhiên từ thảo dược như trầu không, kinh giới, mướp đắng, trà shan tuyết giúp giảm viêm ngứa cho bé. Khác so với thuốc tây, kháng sinh thực vật này lành tính, an toàn và không gây tác dụng phụ trên cơ thể bé. 
Nước tắm thảo dược Dr. Papie trị rôm sảy
Nước tắm gội thảo dược Dr. Papie giúp làm mát da và trị rôm sảy hiệu quả cho bé

Cách dùng nước tắm thảo dược Dr. Papie trị rôm sảy cho bé rất đơn giản. Mẹ chỉ cần pha nước tắm theo tỷ lệ của nhà sản xuất đã in trên bao bì theo tỷ lệ: 2,5ml nước tắm Dr.Papie trong 5 lít nước ấm và không cần tắm tráng lại bằng nước trắng.

Chính vì vậy, mẹ nên ưu tiên phương pháp tắm bé bằng nước tắm thảo dược chuyên dụng để giảm ngứa, đẩy nhanh tốc độ biến mất của rôm sảy, đồng thời an toàn và chăm sóc da bé toàn diện hơn. 

3.1.3. Giữ cho da bé luôn thoáng mát 

Khi da thoáng mát, cơ thể sẽ tiết ít mồ hôi, nhờ đó, sẽ làm tình trạng rôm sảy nhanh hết hơn. Mẹ có thể áp dụng một số cách làm mát da cho trẻ như sau:

  • Cho trẻ ở nơi thoáng mát: Mẹ cho bé chơi ở nơi thoáng mát, có thể bật thêm quạt và điều hòa để phòng được thông thoáng hơn, tránh nơi đông người, ngột ngạt.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng khí cho bé: Mẹ lựa chọn quần áo rộng rãi, có vải dễ thấm hút mồ hôi sẽ làm bé thoải mái, nhanh hết rôm hơn.
  • Sử dụng nước tắm thảo dược có tác dụng làm mát da bé: Mẹ lựa chọn các nước tắm có thành phần từ thiên nhiên như mướp đắng, lá chè, tía tô… sẽ giúp làm mát da trẻ, nhờ đó giảm ngứa và nhanh hết rôm sảy hơn.
  • Chườm mát cho vùng da bị rôm sảy: Da vùng rôm sảy thường có xu hướng nóng và sưng đỏ hơn, mẹ có thể làm mát da vùng này cho bé bằng cách sử dụng khăn ướt và chườm cho bé. Bé sẽ thoải mái hơn.
Quần áo cho bé bị rôm sảy
Mẹ lựa chọn quần áo mềm mại, thấm hút mồ hôi sẽ giúp da bé thoáng mát, giảm mọc rôm sảy

3.1.4. Thoa kem trị rôm sảy

Kem trị rôm sảy sẽ giúp bé giảm viêm nhiễm, ngứa ngáy, cấp ẩm tăng cường cơ chế tự đề kháng cho bé nhanh hết rôm sảy hơn. Khi chọn mua kem trị rôm sảy cho bé, mẹ nắm rõ một số tiêu chí sau đây:

  • Có thành phần an toàn với trẻ: Mẹ chọn kem có thành phần tự nhiên, thảo dược sẽ an toàn với trẻ hơn.
  • Thương hiệu uy tín: Mẹ kiểm tra mã vạch của sản phẩm và lựa chọn kem có thương hiệu uy tín, lâu năm để an toàn và trị rôm sảy hiệu quả cho bé

Một số loại kem trị rôm sảy an toàn và lành tính mà được các chuyên gia khuyên dùng như: kem Bepanthen, Oatrum Kids Gel, Yoosun rau má, Aderma, kem embe, skinbibi… 

Thoa kem trị rôm sảy
Mẹ chọn kem trị rôm sảy từ thương hiệu uy tín để mang lại sự an toàn cho bé

Mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng kem trị rôm sảy cho bé để đảm bảo an toàn. Ngoài ra khi sử dụng mẹ lưu ý: 

  • Làm sạch da trước khi sử dụng kem: Mẹ dùng nước ấm làm sạch da bé trước khi bôi kem, để mang lại hiệu quả cao. Do da sạch sẽ hấp thu dưỡng chất tốt hơn đó ạ.
  • Thoa đều kem: Mẹ thoa kem đều kem một lớp mỏng, tránh bôi dày gây bí da. Đồng thời, thực hiện thoa nhẹ nhàng để tránh vỡ mụn rôm sảy của bé.

3.2. Rôm sảy giai đoạn nặng

Khi mà vùng da rôm sảy của bé xuất hiện các nốt mụn mủ, mụn viêm hay các nốt mụn có xu hướng đỏ, nóng gây đau, đây là lúc rôm sảy đã chuyển sang giai đoạn nặng. 

Rôm sảy nặng có mủ
Rôm sảy giai đoạn nặng là khi xuất hiện các mụn mủ, viêm, sưng đỏ khiến trẻ đau rát

Tuy nhiên, mẹ cần bình tĩnh, áp dụng cách chăm sóc cho bé cẩn thận như hướng dẫn ở trên. Mẹ chú ý hạn chế để bé gãi làm vỡ tổn thương mụn rôm, không sử dụng lá tắm vì chúng gây xót, kích ứng vết thương hở khiến bé bị rôm nặng hơn.

Sau đó, mẹ cho bé đi khám bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Bé khám rôm sảy
Mẹ đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên môn để được điều trị khi bị rôm sảy giai đoạn nặng

Thuốc thường được bác sĩ kê trong trường hợp rôm sảy nặng bao gồm:

  • Thuốc uống chống dị ứng Clorpheniramin: là thuốc thuộc nhóm kháng histamin, giúp giảm các triệu chứng dị ứng như ngứa ngáy, khó chịu do rôm sảy gây ra.
  • Các thuốc bôi ngoài da:
    • Thuốc sát trùng: Betadine, Milian 1%, Eosine 2%.
    • Thuốc chống viêm: hydrocortisone 1% hoặc 2.5%, Clobetasone butyrate 0.05%
    • Kem bôi kháng khuẩn, chống nấm: mupirocin 2%, acid fusidic, ketoconazol,…

Lưu ý: Mẹ tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để bé khỏi nhanh nhất.

4. Chăm sóc bé khoa học để rôm sảy không trở nặng

Dưới đây, chuyên gia Dr. Papie sẽ mách mẹ các cách chăm sóc bé khoa học, giúp cho rôm sảy nhanh hết, không để rôm sảy trở nặng và gây nguy hiểm cho bé.

4.1. Chế độ dinh dưỡng của bé bị rôm sảy

khi bé bị rôm sảy, mẹ lưu ý về chế độ dinh dưỡng để giúp trẻ nhanh hết rôm hơn nhé!

Bé hạn chế ăn Bé nên bổ sung
  • Thực phẩm dễ gây dị ứng: hải sản, các loại đậu 
  • Thực phẩm gây nóng: gia vị cay nóng, bánh kẹo ngọt, nước ngọt đóng chai
  • Uống nhiều nước: nước lọc, nước ép rau củ
  • Rau, trái cây chứa nhiều vitamin
Dinh dưỡng bé bị rôm sảy
Mẹ cho bé ăn hoa quả, rau và uống nhiều nước để làm mát da, giảm ngứa khi bị rôm sảy

4.2. Chú ý quần áo bé mặc

Mẹ lưu ý một số vấn đề về quần áo bé mặc như sau để giúp bé nhanh hết rôm hơn. Cụ thể:

  • Chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát: Điều này sẽ hạn chế sự cọ xát giữa da bé và quần áo, nhờ đó giảm ngứa, giảm tổn thương da. Do đó, mẹ chọn quần áo rộng rãi, có chất liệu mềm mại, cotton để bé thoải mái hơn nhé.
  • Chú ý nước giặt, nước xả vải cho quần áo của bé: Mẹ lựa chọn nước giặt và nước xả vải có thành phần thảo dược, dùng cho trẻ sơ sinh được cơ quan uy tín chứng nhận để an toàn cho da bé. 
Lựa chọn quần áo cho bé bị rôm sảy
Mẹ chọn quần áo vừa vặn, ưu tiên chất liệu cotton thấm hút mồ hôi tốt

4.3. Chú ý các sản phẩm sử dụng ngoài da cho bé

Với các sản phẩm sử dụng ngoài da, bôi trực tiếp lên da bé, mẹ cũng cần chú ý:

  • Kem dưỡng ẩm: Vùng da rôm sảy của bé rất mẫn cảm và mỏng manh, mẹ nên lựa chọn các sản phẩm dành cho em bé, có thành phần tự nhiên, không hóa chất sẽ an toàn với bé hơn đó ạ.
  • Phấn rôm: là những hạt nhỏ có khả năng hút ẩm cho da bé khô thoáng, tuy nhiên chúng dễ gây bít tắc tuyến mồ hôi và làm nặng rôm sảy hơn. Do đó, mẹ không sử dụng khi bé bị rôm sảy.
Mẹ không lạm dụng phấn rôm khi bé trị rôm sảy
Mẹ không bôi quá nhiều kem hay phấn rôm lên vì da bé sẽ không hấp thu hết làm bít tắc lỗ chân lông

4.4. Chú ý môi trường xung quanh bé

Khi bị rôm sảy, da bé đã bị tổn thương và rất mẫn cảm. Mẹ chú ý loại bỏ những yếu tố tiếp xúc với da bé có thể gây ngứa, kích ứng ở môi trường xung quanh bé bằng cách: 

  • Hạn chế cho bé tiếp xúc với ánh nắng: Vì ánh nắng mặt trời dễ làm trẻ đổ nhiều mồ hôi, khiến lỗ chân lông bị bít tắc, khó thoát nước. Do đó, mẹ hạn chế cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng, đặc biệt là thời gian từ 10h – 16h. Nếu đi ra ngoài, mẹ nên che khăn voan, đội mũ kín cho bé.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với những nơi quá đông đúc và ngột ngạt: Vì sẽ khiến trẻ ngột ngạt, khó chịu. Đồng thời trong những nơi đông người thường có chứa nhiều vi khuẩn, dễ xâm nhập vào cùng da rôm sảy của bé gây viêm nhiễm.
  • Vệ sinh thường xuyên chăn gối và không gian bé nằm: Mẹ vệ nhà cửa, khu vực bé chơi thường xuyên, giặt màn chăn gối 1 lần/tuần để loại bỏ hết hoàn toàn mồ hôi và bụi bẩn bám trên đó. 

Để tránh rôm sảy bị nặng, gặp biến chứng nguy hiểm, mẹ cần chăm sóc cho bé đúng cách ngay từ sớm. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề rôm sảy có nguy hiểm không hoặc mong muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm nước tắm thảo dược Dr. Papie, mẹ liên hệ ngay tới số hotline 0988.229.672 để được hỗ trợ sớm nhất.

38 thoughts on “Rôm sảy có nguy hiểm không | Làm gì để rôm sảy nhanh hết?

  1. Avatar
    Dương Bảo says:

    Sử dụng nước tắm thảo dược Dr Papie hàng ngày cho con mình thấy yên tâm hơn nhiều, da con đẹp hơn, hết rôm sảy, mình k phải lích kích đi nấu nước lá như trước nữa.

  2. Avatar
    Nhung nguyên says:

    Trước giờ bé nhà e bị rôm sảy toàn dùng khổ qua xay nhuyễn rồi chà lên chỗ bị rôm.nhưng hết rồi cũng tái lại.nay có nước tắm này thì hay quá.nhưng da bé nhà e nhạy cảm lắm có dùng đc kg ạ

  3. Avatar
    Hoàng an says:

    Mình nhận thấy k nên chủ quan. Rôm sảy có thể triển biến nặng thành sưng viêm. Gây đau cho con. Nên mình dùng nước tắm thảo dược dr.papie cho con. Vừa an toàn. Vừa hiệu quả.

  4. Avatar
    Nguyenthuong says:

    Giờ mới biết rôm sảy có thể trở nặng gây nguy hiểm cho con, cũng may từ ngày dùng nước tắm dr.papie con ít bị rôm sảy hẳn, có bị cũng chỉ bị ít thôi

  5. Avatar
    Hoàng huyền says:

    Nhà em hay dùng lá khế để tắm cho con khi bé bị rôm sảy, nhưng em thấy hiệu quả không rõ rệt. Lên chuyển sang xài nước tắm thảo dược drpapie.

  6. Avatar
    Lệ says:

    Bé nhà e vào mùa nóng là bị rôm nhìu lắm, nhìn bé rất khó chịu mà thương, hiện tại thì đã có nc tắm thảo dược vừa an toàn vừa mát nên rất yên tâm

  7. Avatar
    Hoàng an says:

    Thật sự giờ mới biết . Cảm ơn bài viết. Mình cứ cho con tắm bằng nước tắm thảo dược dr papie cho con phòng bệnh trước cho chắc ăn

  8. Avatar
    Maidungquynh says:

    Cảm ơn những chia sẻ rất hữu ích của dược sĩ, đúng là các mẹ không được chủ quan về rôm xảy và vệ sinh sạch sẽ cho con tránh bị viêm nhiễm ,trộm vía bé nhà mình ko bị rôm sảy và mình luôn tắm gội cho con bằng các thảo dược tự nhiên an toàn.

  9. Avatar
    Thơm says:

    Rôm sảy ở trẻ em cũng thật nguy hiểm cảm ơn những chia sẻ của bác sĩ mình đã hiểu hơn và sẽ phòng tránh cho con cẩn thận hơn

  10. Avatar
    Kim Hoàng Gia says:

    Trước mỗi năm mùa hè là con nhà mình đều bị rôm nhưng từ khi dùng nước tắm thảo dược dr. Papie thì tình trạng này đỡ hẳn

Comments are closed.

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook