Với trẻ sơ sinh, cách lau người cho trẻ sơ sinh là điều vô cùng quan trọng để giúp con luôn sạch sẽ, bảo vệ bé khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi rút, nấm mốc và bụi bẩn bám trên da. Đồng thời, việc lau người chuẩn cũng giúp bé tránh được các tổn thương không đáng có trên da.
Vì vậy, bài viết dưới đây của Dr.Papie sẽ giúp mẹ biết cách lau người đúng chuẩn và an toàn hơn cho bé.
Xem thêm:
- Cách dùng chậu tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách
- Cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn để tránh bị viêm
- Cách tắm lá kinh giới cho trẻ hiệu quả nhất
1. Vật dụng cần chuẩn bị trước khi lau người cho bé
Đầu tiên, trước khi tiến hành lau người cho bé, mẹ nên chuẩn bị những dụng cụ/vật dụng cần thiết như:
- Khăn lau bằng vải mềm, sạch và bông gòn sạch, tiệt trùng (nếu có). Mẹ nên chuẩn bị ít nhất 2 khăn, 1 khăn sẽ dùng để lau ướt và khăn còn lại dùng để lau khô.
- Chậu chứa nước ấm khoảng 35 đến 38 độ C. Ở khoảng nhiệt độ này, nhiệt độ nước lau người gần với thân nhiệt của bé, tránh cho bé gặp phải tình trạng sốc nhiệt. Mẹ cũng lưu ý nên lấy nước đến khoảng ½ chậu, đủ để mẹ có thể thấm ẩm cho khăn lau.
- Chậu nhỏ khác chứa khăn lau bẩn, tã vải và quần áo bẩn.
- Bỉm/tã sạch, quần áo sạch cho bé
2. Cách lau người cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn
Để lau người cho bé sơ sinh đúng chuẩn và đảm bảo an toàn cho bé, mẹ nên tiến hành theo các bước như sau:
2.1. Bước 1: Mẹ vệ sinh tay sạch sẽ trước khi tiến hành lau người cho bé
Tay mẹ dễ bị bẩn và nhiễm phải các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi rút, nấm hay bụi bẩn. Việc vệ sinh tay sạch sẽ sẽ tránh lây chéo sang bé, đặc biệt ở ở vùng mắt, mũi, miệng.
Sau khi vệ sinh tay sạch sẽ, mẹ đặt trẻ nằm xuống nhẹ nhàng xuống một tấm lót (ví dụ như vải, khăn mềm sạch và êm dịu) có thể thay được hoặc đặt trẻ trong lòng mẹ.
2.2. Bước 2: Cởi quần áo, tháo tã bỉm của bé ra
Mẹ tháo bỏ bỉm, tã bẩn và quần áo cho bé. Khỉ mở bỉm mẹ cần kiểm tra xem bé có đi nặng không, nếu có mẹ cần gập tã bẩn xuống phía dưới mông bé, vệ sinh sạch sẽ trước bằng khăn ướt hoặc khăn xô.
Lưu ý cho mẹ: Nếu dây rốn của bé vẫn chưa rụng hết, mẹ nên cho bé sử dụng bỉm đặc biệt dành cho bé sơ sinh. Khi tháo rã/bỉm và vệ sinh vùng mặc tã/bỉm, tránh để rốn hay cuống rốn bị ướt. Vệ sinh sạch sẽ vùng tiếp giáp của đầu cuống rốn với da bằng miếng gạc thấm nước hoặc cồn y tế để loại bỏ đi các chất bẩn chảy ra từ cuống rốn.
2.3. Bước 3: Lau mặt, cổ và tai bé
Mẹ lau lần lượt vùng mặt, cổ và tai cho bé bằng cách sử dụng khăn lau sạch hoặc bông gòn đã được thấm nước ấm. Đối với vùng mặt, cổ, tai mẹ cần chú ý:
- Cách lau mặt: Lau nhẹ nhàng từ vùng trán, sau đó đến mũi, hai bên má và xuống đến vùng cằm.
- Vệ sinh mắt: Vệ sinh nhẹ nhàng vùng mắt với bông gòn đã thấm nước muối sinh lý do đây là vùng nhạy cảm, dễ bị tổn thương. Chú ý mỗi bên mắt sẽ sử dụng 1 miếng bông khác nhau. Nếu mắt bé bị dính dịch nhầy đã bị khô, mẹ nên nhỏ 1 giọt nước muối sinh lý để đẩy chất bẩn ra ngoài. Nếu chất bẩn ở mắt bên trái, mẹ nghiêng người của bé sang phải để giọt nước muối kèm chất bẩn dễ đi ra hơn và ngược lại làm tương tự với mắt còn lại. Dùng miếng bông gạc nhỏ đã thấm nước để lau nhẹ nhàng vùng mắt theo chiều ngang, từ trong ra ngoài.
- Vệ sinh mũi: Chuẩn bị tăm bông hoặc các miếng bông khử trùng nhỏ, thấm ẩm bằng nước muối sinh lý, mỗi bên mũi dùng một miếng bông riêng để vệ sinh. Sau đó, mẹ đưa miếng bông nhẹ nhàng, đi sâu vào trong cánh mũi và ngoáy nhẹ để bỏ đi các chất bẩn. Đây là vùng khó vệ sinh do bé thường rất khó chịu khi mẹ vệ sinh vùng này, vì vậy mẹ cần phải tiến hành hết sức nhẹ nhàng.
- Vệ sinh tai: Mẹ dùng tăm bông loại nhỏ có nhỏ thêm nước muối sinh lý, lắc cho bớt nước rồi vệ sinh ống tai cho bé. Với vùng vành tai và tai giữa, chọn một miếng bông nhỏ khô làm sạch nhẹ nhàng và khéo léo. Khi vệ sinh tai, mẹ cần giữ đầu của bé thật chắc để tránh việc bé ngọ nguậy, có thể gây thủng màng nhĩ.
2.4. Bước 4: Lau phần dưới nách, cánh tay, lưng, chân tay
Dùng khăn sạch, mềm đã được thấm nước ấm lau nhẹ nhàng các vùng nách dưới cánh tay, vùng lưng và tay, chân của bé.
Chú ý vệ sinh sạch sẽ các vùng kẽ như kẽ ngón tay và ngón chân nhẹ nhàng. Bố mẹ cũng nên để ý phần móng tay, móng chân của con thường xuyên. Không cắt móng cho bé dưới 1 tháng tuổi. Đối với bé trên 1 tháng tuổi, bố mẹ cần chú ý cắt móng chân và tay 2 tuần/lần, không nên cắt móng tay quá ngắn và quá sâu do dễ gây tổn thương đến đầu ngón tay của bé.
2.5. Bước 5: Vệ sinh bộ phận sinh dục của bé
Do cấu trúc bộ phận sinh dục của bé trai và bé gái là khác nhau, vì vậy cách vệ sinh bộ phận sinh dục cho mỗi giới sẽ có một số điểm đặc biệt mà mẹ cần phải chú ý.
- Đối với bé gái: Mẹ dùng khăn mềm, đã nhúng nước ấm lau vùng sinh dục của bé từ trước ra sau, trong ra ngoài để làm sạch sâu và ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Sau đó, mẹ gấp khăn lại để lấy mặt sạch hoặc dùng khăn sạch khác lau sạch bẹn, phần hậu môn và vùng xung quanh để tránh bị hăm. Cuối cùng nâng chân bé lên để làm sạch phần mông và bỏ khăn bẩn vào chậu đựng đồ bẩn.
- Đối với bé trai: Mẹ dùng khăn mềm phủ lên vùng kín của bé để tránh trường hợp bé tè vọt vào mặt hoặc tè tràn lên trên người. Sau đó cũng dùng khăn sạch ẩm lâu nhẹ nhàng vùng kín, vùng bẹn, vùng hậu môn để tránh nhiễm khuẩn và hăm. Trường hợp bé mới được cắt bao đầu quy thì mẹ nên làm theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ để tránh tình trạng nhiễm trùng và gây tổn thương.
2.6. Bước 6: Vệ sinh vùng rốn
Cách vệ sinh vùng rốn cho bé phụ thuộc vào việc bé đã rụng rốn hay chưa, cụ thể:
- Với bé chưa rụng rốn: Mẹ nên dùng miếng gạc thấm cồn y tế hoặc nước muối sinh lý lau xung quanh vùng tiếp giáp của đầu cuống rốn với da để loại bỏ các mảng cứng và chất nhầy.
- Với bé đã rụng rốn: Mẹ dùng khăn ướt hoặc khăn xô nhúng nước để vệ sinh vùng rốn cho bé 1 ngày/ lần. Sau khi lau ướt, mẹ dùng khăn khô lau lại để vùng rốn của bé luôn khô ráo.
2.7. Bước 7: Mặc bỉm, tã sạch và mặc quần áo cho bé
Đóng bỉm cho bé sau khi vệ sinh để giúp con được thoải mái, dễ chịu nhất, mẹ lưu ý:
- Với bé chưa rụng rốn, mẹ không kéo bỉm hay mặc quần áo che lấp. Đối với các bé đã rụng rốn, có thể kéo quần áo hoặc bỉm của bé qua rốn, tuy nhiên vẫn nên cho rốn có những khoảng thời gian hở tự nhiên để rốn được khô thoáng, tránh nhiễm trùng.
- Chọn loại bỉm phù hợp với kích thước, giới và độ tuổi của bé, nên chọn loại có đáy dạng vải, không quá dày để bé cảm thấy thoải mái.
- Cách đóng bỉm:
- Bóc bỉm/tã mới, sau đó nhấc nhẹ 2 chân của bé và luồn tã/bỉm mới vào dưới mông bé.
- Có thể bôi các loại kem chống hăm lên các vùng da nếp gấp và vùng mông cho bé.
- Dính miếng dán ở hai bên tã sao cho ôm vừa người bé, không nên ôm quá chặt gây cảm giác khó chịu và dễ bị rò rỉ chất thải khi bé đi nặng.
- Lưu ý đóng bỉm theo giới tính: Với bé trai, mẹ cần chú ý khi đóng bỉm nên để bộ phận sinh dục của bé chúi xuống dưới để tránh nước tiểu trào ngược ra ngoài. Với các bé thường hay tiểu ướt vùng giữa và sau của tã trước nên mẹ cần lưu ý chọn tã có độ dày tập trung tại 2 vùng này nhiều hơn.
3. Lưu ý khi lau người cho bé
Bé sơ sinh có hệ miễn dịch vẫn chưa hoàn thiện, do đó dễ bị nhiễm lạnh nhiễm lạnh hoặc bị kích ứng da nếu mẹ không cẩn thận. Mẹ bỏ túi thêm 1 số lưu ý khi lau người cho bé bên dưới:
- Nên lau người cho bé ở trong phòng kín, tránh nơi có gió thổi trực tiếp vào để phòng ngừa cảm lạnh.
- Nên lau người cho bé vào khoảng thời gian từ 9 đến 11 giờ trưa hoặc từ 14-16 giờ tối. Mẹ ưu tiên lựa chọn vào buổi chiều tầm 14-16 giờ do sau một ngày bé sinh hoạt, cơ thể bé cần được vệ sinh sạch sẽ. Tránh lau người vào sáng sớm hoặc chiều tối muộn do ở các thời điểm này, nhiệt độ ngoài trời là thấp nhất, bé sẽ dễ có nguy cơ nhiễm lạnh hơn.
- Không nên chà xát mạnh mà chỉ lau nhẹ nhàng do da bé rất nhạy cảm, mỏng và dễ bị tổn thương.
- Không lau người vào lúc bé đói bụng hay mới bú no bởi ở thời điểm này, khi mẹ lau người cho bé, những cử động mạnh sẽ làm bé cảm thấy khó chịu và nôn trớ.
- Khi lau người cho bé, mẹ cần phải thao tác thật nhanh và cố gắng giữ ấm phần ngực của bé. Thông thường chỉ nên lau nhanh trong vòng 2-3 phút do bé sơ sinh rất dễ nhiễm lạnh, đồng thời tiến hành lau người cho bé từ trên xuống dưới và để một chiếc khăn sạch che phần ngực của bé.
- Trong lúc lau người cho bé, nếu mẹ thấy vùng mông hoặc vùng da có nhiều nếp gấp như nách, cổ, bẹn,… có nốt đỏ và tấy rát, mẹ dùng nước rửa vệ sinh để bảo vệ và làm dịu các da. Mẹ nên lựa chọn các loại nước tắm thảo dược vừa lành tính vừa có tác dụng làm sạch, kháng khuẩn tốt để rửa cho bé.
Một trong nước tắm có tác dụng kháng khuẩn là thảo dược Dr.Papie. Sản phẩm được chiết xuất hoàn toàn từ các dược liệu sạch, tự nhiên giúp làm sạch, tăng cường sức đề kháng cho da bé. Mẹ thông thái thường sử dụng Dr.Papie để tắm hoặc lau người cho bé hàng ngày để ngăn ngừa hăm tã, viêm da đó mẹ ạ.
Cách dùng của sản phẩm cũng rất đơn giản, mẹ chỉ cần lấy khoảng 2.5 ml nước tắm Dr.Papie pha với 5 lít nước ấm là đủ để lau người cho bé thỏa thích. Khi trên da bé có rôm sảy, mụn nhọt, mẩn ngứa hay muỗi đốt, mẹ chỉ cần xoa trực tiếp nước tắm Dr.Papie lên vùng da bị mẩn ngứa trong 1-2 phút.
4. Một số câu hỏi thường gặp để lau người cho trẻ sơ sinh đúng cách
4.1. Cách lau người hạ sốt cho bé sơ sinh có khác cách lau người thông thường không?
Lau người hạ sốt cho bé với lau người vệ sinh da bé hàng ngày về bản chất là khác nhau. Vì vậy, khi lau người để hạ sốt cho bé, mẹ cần chú ý:
- Nhiệt độ của nước để lau khoảng 32 -35 độ C, nhiệt độ này thấp hơn cơ thể bé để giúp bé hạ sốt. Mẹ không sử dụng nước đá lạnh hoặc nước quá nóng vì dễ gây sốc nhiệt cho trẻ sơ sinh.
- Mẹ tập trung lau chườm ở các vị trí có mạch máu lớn đi qua như hõm nách, bẹn, cổ,… Điều này giúp quá trình truyền nhiệt nóng từ bé sang khăn mát diễn ra nhanh hơn.
- Cứ cách 2-3 phút mẹ giặt khăn lại 1 lần, cứ cách 15 phút nên kiểm tra nhiệt độ của bé. Mẹ chỉ lau cho bé trong vòng 20 – 30 phút, sau khi bé hạ sốt cần dùng khăn khô lau lại và mặc quần áo để tránh bé bị cảm.
4.2. Có nên lau mình cho bé sơ sinh hàng ngày?
Mẹ chỉ cần lau người cho bé vào những ngày bé không tắm, tối đa 1 lần/ ngày. Với những ngày bé tắm rửa, cơ thể bé đã được vệ sinh sạch sẽ nên mẹ không cần lau người nữa nhé.
4.3. Làm thế nào để bé không khóc khi lau người?
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng bé khóc khi lau người như do nhiệt độ nước không phù hợp, sợ lau người do thiếu cảm giác an toàn hoặc do thay đổi không gian,… Sau khi tìm hiểu được nguyên nhân, mẹ có thể sử dụng một số biện pháp dưới đây để khắc phục tình trạng trên của bé:
- Mẹ cưng nựng kết hợp trò chuyện cùng bé tạo cảm giác dễ chịu cho bé và làm bé bị phân tâm.
- Kiểm tra kỹ nhiệt độ nước lau trước khi lau, không để nước quá nóng, dùng nhiệt kế hoặc dùng khuỷu tay để kiểm tra nhiệt độ của nước. Nước lau người cho bé nên duy trì ở 35 – 38 độ C.
Như vậy, khi lau người cho bé, mẹ nên chú ý lau từ phần thân trên xuống phần dưới và chú ý vệ sinh nhẹ nhàng sạch sẽ tại một số vùng dễ bị tổn thương như mắt, mũi, tai.
Để có thêm các thông tin cụ thể hơn về các kinh nghiệm tắm cho trẻ, kinh nghiệm chọn sữa tắm hay cách tắm phù hợp, xin mời mẹ truy cập vào mục Chia sẻ kinh nghiệm của Thảo dược tắm trẻ để tham khảo thêm nhiều kiến thức chăm con hữu ích.
Bé nhà mình đang tắm nước tắm dr. Papie này. Trộm vía da dẻ lúc nào cũng mát dịu, không bị rôm sảy, mẩn ngứa. Mình rất yên tâm khi sử dụng
Nước tắm dùng rất thích, sạch, thơm dịu nhé và an toàn tuyệt đối, mình cùng cho bé nhà mình từ lúc mới sinh tới giờ.
Bây giờ mình không lo hay lóng ngóng khi tắm rửa vệ sinh cho con nữa
Giờ mình mới biết mình còn vụng quá. Xin phép add cho mình lưu lại để sau mình thực hiện cho bé thứ 2
Mình sinh bé đầu vào mùa đông nên mình hay lau rửa cho bé lại bị mẹ chồng la bảo bé sơ sinh không được tắm rửa nhiều. Bây giờ mình đang bầu bé thứ 2 mình sẽ lưu lại kiến thức để chăm sóc sức khỏe cho con
Cảm ơn các bác sĩ đã chia sẻ bài viết hay . mình mới tập đầu nên nhiều cái phải học hỏi .bài viết bổ ích
Thông tin bổ ích, cảm ơn các Bác Sỹ Dr.papie đã luôn đồng hành của các bé. Luôn là 1 khách hàng ruột của Dr.papie
Đọc xong bài viết mình càng hiểu hơn về cách lau người cho con sao cho đúng cách để giúp con không bị cảm lạnh.cảm ơn chuyên gia đã chia sẻ
Bài viết hay quá ,đúng nội dung mình đang muốn tìm hiểu
Cảm ơn chuyên gia đã chia sẻ kinh nghiệm hữu ích. Mình xin được lưu lại để bé thứ 2 mình không còn lóng ngóng khi lau người cho bé nữa
Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ những thông tin thật hữu ích,mình thấy bản thân còn nhiều thiếu sót .
Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ bài viết giúp ích
Bài viêtd rất hay. Bé nhà mình cũng thích tắm nước tắm thảo dược Dr.Papie này. Rất sạch và tiện lợi ạ
Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ ạ, giờ mình sẽ lưu ý khi lau người cho bé ạ
Cảm ơn dược sĩ bác sĩ đã chia sẻ bài viết cho các mẹ bỉm như mình
Dược sỹ cho em hỏi bé mới sinh lau người hàng ngày cho bé có tốt ko ạ
Mỗi lần bé nhà mình tắm rửa lại khóc toáng lên làm mình bị cuống nên hay làm tắt bớt đi một số bước ý
Bé nhà em bị viên da thì có tắm được nước tắm Dr.Papie không ạ.
Bài viết rất hữu ích. Cảm ơn dược sỹ, e sẽ lưu lại để chăm sóc bé thứ hai được tốt nhất ạ