Chậu tắm là dụng cụ cần thiết hỗ trợ mẹ trong quá trình vệ sinh và chăm sóc cho bé. Vậy cách sử dụng chậu tắm cho trẻ sơ sinh thế nào đúng và an toàn? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin giúp mẹ giải đáp thắc mắc trên.
Xem thêm:
- Cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn đúng chuẩn
- Cách tắm lá kinh giới cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhất
- Tắm mướp đắng trị rôm sảy cho bé như thế nào?
1. Cách sử dụng chậu tắm cho trẻ sơ sinh
Chậu tắm cho trẻ sơ sinh cần được thiết kế chống trơn trượt, có chất liệu lành với bé để đảm bảo an toàn. Vì vậy mẹ cần lựa chọn cho con chậu tắm cũng như học cách tắm bằng chậu sao cho phù hợp. Ngoài ra, mẹ chú ý thêm cách bảo quản chậu tắm cẩn thận, tránh bị bẩn, vi khuẩn, nấm bám vào gây hại cho CON.
1.1. Cách dùng chậu tắm khi tắm cho bé
Quá trình tắm cho trẻ sơ sinh phải được thực hiện cẩn thận để giúp bé không khó chịu, an toàn. Mẹ tham khảo 3 bước dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị một chiếc khăn hoặc một tấm lưới, đặt vào lòng chậu để tránh bé bị trơn trượt khi tắm.
Bước 2: Đổ nước ấm vào chậu, mực nước cao khoảng 10 – 13cm vừa đủ để toàn thân bé ngâm vào.
Bước 3: Vòng tay đỡ gáy bé, đặt nhẹ nhàng người bé xuống nước và bắt đầu tắm:
- Đầu tiên nên tắm phần cổ, hõm nách, lòng bàn tay, ngực, bụng, lưng, sau đó tiến hành tắm đùi, mông, bàn chân.
- Vệ sinh bộ phận sinh dục và hậu môn.
- Tráng lại người cho bé rồi lau khô.
- Nếu rốn bé bị ướt cần sử dụng cồn 70 độ để làm khô.
- Mặc quần áo, quấn tã để đảm bảo cơ thể bé được ủ ấm.
- Cuối cùng là gội đầu, vệ sinh vùng tai cho bé bằng chậu nước ấm đã chuẩn bị riêng, không sử dụng lại nước đã tắm.
Lưu ý: Một số vấn đề mẹ cần lưu ý trong quá trình tắm cho bé:
- Nhiệt độ của nước tắm nằm trong khoảng 35 – 38 độ C.
- Thời gian tắm cho bé chỉ nên giao động trong khoảng 4 – 5 phút.
- Trong quá trình tắm cho trẻ, nếu phát hiện rốn có dấu hiệu sưng đỏ, chảy mủ hoặc chảy máu, mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời.
1.2. Cách dùng một số loại chậu tắm phổ biến
Trên thị trường ngày nay, chậu tắm cho trẻ sơ sinh được sản xuất vô cùng đa dạng. Tiêu biểu nhất là một số mẫu chậu tắm dưới đây:
Chậu tắm gấp gọn thường:
Chậu tắm gấp gọn thường thiết kế đơn giản, chắc chắn và dễ sử dụng.
- Bước 1: Mở hai chân để dựng chậu tắm đứng lên.
- Bước 2: Dùng tay nhấn lòng chậu xuống để mở rộng diện tích chậu tắm.
- Bước 3: Đậy lỗ thoát nước ở chậu tắm.
- Bước 4: Đổ nước ấm vào chậu với mực nước phù hợp (khoảng 10 – 13cm), kiểm tra nhiệt độ nước (khoảng 35 – 38 độ C).
- Bước 5: Bắt đầu quá trình tắm cho bé.
Chậu tắm gấp gọn có nhiệt kế:
Chậu tắm gấp gọn có nhiệt kế được thiết kế gần giống với chậu tắm gấp gọn thường. Tuy nhiên, sản phẩm này có kèm theo nhiệt kế để đảm bảo xác định chính xác nhiệt độ nước trong quá trình tắm cho bé.
- Bước 1: Mở hai chân để dựng chậu tắm đứng lên.
- Bước 2: Dùng tay nhấn lòng chậu xuống để mở rộng diện tích chậu tắm.
- Bước 3: Đậy lỗ thoát nước ở chậu tắm.
- Bước 4: Đổ nước ấm vào, cho cảm ứng đo nhiệt độ vào nước để xác định chính xác độ ấm trong nước đã phù hợp chưa.
- Bước 5: Tiến hành quá trình tắm cho bé.
Chậu tắm dài có ghế nằm cho bé:
Cách sử dụng chậu tắm có ghế nằm cho bé cũng vô cùng đơn giản.
- Bước 1: Đậy lỗ thoát nước ở chậu tắm.
- Bước 2: Trải khăn vào lòng chậu.
- Bước 3: Đổ nước ấm vào chậu với mực nước cao khoảng 10 – 13cm, kiểm tra nhiệt độ nước khoảng 35 – 38 độ C.
- Bước 4: Bắt đầu quá trình tắm cho bé.
Ghế nằm trong chậu tháo ra được nên chậu tắm vẫn có thể sử dụng khi bé lớn lên.
1.3. Cách vệ sinh, bảo quản chậu tắm
Quá trình vệ sinh, bảo quản chậu tắm vô cùng quan trọng. Điều này giúp chậu lâu hỏng, không bị xỉn màu khi tắm cho bé và tránh sinh sôi vi khuẩn gây hại đến sức khỏe của bé.
Cách vệ sinh, bảo quản chậu tắm được thực hiện rất đơn giản:
- Bước 1: Sau khi tắm cho bé xong, mở nút thoát nước để xả hết nước đã dùng trong chậu ra bên ngoài.
- Bước 2: Rửa sạch chậu tắm bằng nước rửa bát, sau đó tráng lại thật sạch bằng nước sạch.
- Bước 3: Lau chậu tắm bằng khăn sạch và phơi nơi khô ráo, thoáng mát. Mẹ tránh để chậu phơi trực tiếp dưới nắng mùa hè vì nhiệt độ cao trên 50 độ C dễ làm hỏng, giòn chậu của bé.
2. Tiêu chí chọn mua chậu tắm cho trẻ sơ sinh
Mẹ ưu tiên lựa chọn chậu tắm cho trẻ sơ sinh dựa theo thiết kế, tính năng, chất liệu hoặc độ sâu sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của bé nhà mình nhất.
2.1. Tính năng
Thị trường hiện nay xuất hiện nhiều loại chậu tắm đi kèm tính năng hỗ trợ vô cùng tiện lợi như:
- Chậu tắm kèm nhiệt độ: giúp xác định chính xác nhiệt độ của nước trong suốt quá trình tắm cho bé.
- Chậu tắm nhựa chống trơn: hạn chế tình trạng trơn trượt gây nguy hiểm đến trẻ.
- Chậu có chân đế: có thể điều chỉnh độ cao phù hợp giúp mẹ dễ dàng tắm cho trẻ mà không phải cúi người quá mức.
- Chậu tắm bơm hơi: sản phẩm có hình dạng tương tự như chậu tắm nhựa, thường được thiết kế với nhiều rãnh chống trơn trượt đảm bảo an toàn cho bé. Đồng thời, chậu tắm bơm hơi có tính năng thoát hết hơi rồi gấp gọn lại sau khi sử dụng, tiết kiệm diện tích khi cất. .
2.2. Chất liệu
Hầu hết, chậu tắm cho trẻ sơ sinh đều được làm bằng nhựa vừa đảm bảo độ bền, vừa có màu sắc đẹp mắt. Trong đó, chậu tắm bằng nhựa PP (Polypropylene) là sự lựa chọn phổ biến nhất.
Chậu tắm cho bé cần có khả năng chịu đựng được sức nặng của 30 lít nước mà không bị oằn xuống, không bị biến dạng khi nhiệt độ nước khoảng 40 độ C.
2.3. Độ sâu
Độ sâu chậu tắm phải vừa đủ để chứa được mực nước phù hợp với cơ thể bé, thường khoảng 30cm. Mẹ tránh lựa chọn chậu tắm quá sâu khiến mẹ phải cúi quá thấp, tạo cảm giác không thoải mái và không đảm bảo an toàn khi tắm cho bé.
2.4. Thiết kế
Bề mặt chậu tắm phải nhẵn mịn, bo tròn, không có góc cạnh. Các sản phẩm đảm bảo được điều này sẽ hạn chế gây xước da bé và tay mẹ trong quá trình sử dụng.
Ngoài ra, chậu tắm có nút tháo nước cũng là một ưu điểm được mẹ cân nhắc. Nút ở đáy giúp việc thay nước tắm cho bé hoặc vệ sinh chậu diễn ra dễ dàng hơn.
3. Gợi ý một số loại chậu tắm mẹ nên dùng
Một số loại chậu tắm cho trẻ sơ sinh được dùng phổ biến và nhận nhiều đánh giá tích cực nhất hiện nay, bao gồm:
Cách sử dụng chậu tắm cho trẻ sơ sinh đơn giản và dễ áp dụng thôi, mẹ chú ý để bé luôn được an toàn và thoải mái nhất khi tắm nhé! Nếu còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận ở dưới hoặc liên hệ với hotline 0915 610 435 của Thảo dược tắm bé để được hỗ trợ mẹ nhé!
Kiến thức bổ ích quá. Mk phải cẩn thận hơn mới đk. Đúng là chăm con phải tỉ mỉ mới đk
Những thông tin rất hữu ích ạ
Nhiều loại chậu tiện lợi thật ạ
Cảm ơn chuyên gia đã chia sẻ bài viết thật bổ ích.Mình đã học thêm được kinh nghiệm tắm cho con an toàn tốt nhất .
Cảm ơn Dr.Papie đã chia sẻ thông tin hữu ích ạ
Bé nhà mình bị viêm da dùng sản phẩm này được chứ ạ
Cám ơn những chia sẻ của dược sĩ mình đã chọn được chậu tắm phù hợp.biết được cách tắm an toàn và lựa chọn được nước tắm thảo dược ưng ý.mình chọn nước tắm nhà papie với chiết xuất tự nhiên mùi thơm dịu nhẹ rất an toàn cho da bé.mình thật sự yên tâm
Thông tin bài viết hữu ích quá. Mình học thêm được mẹo cực hay là đặt khăn dưới đáy chậu chống trơn trượt
Giờ mời biết nhiều chậu tắm cho con tiện lợi lại tốt cho con đến vậy.Cảm ơn bài viết thật bổ ích.Sinh đứa sau này mình mua ngay mới được
Trước giờ toàn bà ngoại tắm nhiều. Giờ có thêm thông tin này tắm cho con yên tâm hơn k lo con bị lạnh quá.
Bài viết rất hay rất cần thiết cho các mẹ bỉm như mình.cảm ơn dược sỹ đã chia sẻ ạ
Mk thì chọn chậu tắm truyền thống. Đứa đầu tiên rất lóng ngóng. Phải 2_3 tháng mới tự tắm cho con
Mk thì chọn chậu tắm truyền thống. Đứa đầu tiên rất lóng ngóng. Phải 2_3 tháng mới tự tắm cho con