Bé bị hăm tã nặng mấy cũng khỏi nếu mẹ biết 5 điều này

Rate this post

“Bé nhà mình bị hăm tã nặng, chữa kiểu gì cũng không hỏi. Mình đổi bỉm, thay thuốc, bôi kem nhưng mông con cứ ngày càng đỏ thêm, thậm chí loét da và có dấu hiệu chảy máu.” – Đây là tâm sự của chị Trang, Đà Nẵng và cũng là nỗi đau đầu chung của nhiều cha mẹ. Vốn chỉ là căn bệnh viêm da đơn giản, hăm tã có thể gây nhiều hậu quả nặng nề cho con nếu không được chăm sóc phù hợp.

Điều thứ 1: Bảy nguyên nhân chính khiến bé dễ bị hăm tã nặng

Hăm tã nặng là tổn thương da nghiêm trọng ở trẻ em với các biểu hiện: Da mẩn đỏ, phù nề trên diện tích lớn, nổi mụn mủ nhiều, thậm chí trợt loét, chảy máu. Hăm tã nặng ở trẻ là kết quả của sự tổng hợp nhiều nguyên nhân:

1. Da bị kích ứng bởi phân và nước tiểu

Làn da mỏng manh của bé rất dễ bị kích ứng khi phải tiếp xúc quá lâu với phân và nước tiểu. Trẻ sẽ dễ bị hăm hơn nếu bị tiêu chảy kéo dài vì so với nước tiểu, các thành phần trong phân tác động xấu lên da nhiều hơn.

Do đó, cha mẹ nên thay bỉm, tã cho con thường xuyên. Nếu tình trạng tiêu chảy của con liên miên nhiều ngày không dứt, cần tìm giải pháp chữa trị triệt để như thay đổi chế độ ăn, bổ sung lợi khuẩn, giữ gìn vệ sinh…

Khi tiêu chảy là nguyên nhân khiến bé hăm nặng, mẹ tham khảo bài viết dưới đây:

>>> Xem bài viết: Tiêu chảy cấp ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, phác đồ điều trị chuẩn

2. Bỉm hoặc tã cọ xát quá mức lên da

Khi bị cọ sát trong thời gian dài, da trẻ sẽ phản ứng lại bằng những nốt phát ban, mẩn đỏ. Những vết này sẽ vỡ ra và hình thành loét nếu không được xử lý sớm.

3. Da bị kích ứng bởi các sản phẩm dùng ngoài

Khăn ướt, bỉm, nước giặt rửa quần áo… có thể chứa các chất hóa học gây kích ứng cho da bé. Ngoài ra, các thành phần có nguy cơ gây ảnh hưởng tiêu cực cho bé còn được tìm thấy trong một số kem bôi, bột phấn rôm và tinh dầu… Vì vậy, cha mẹ cần ưu tiên dùng cho bé những sản phẩm lành tính, an toàn, được chứng nhận chất lượng trên trẻ nhỏ.

4. Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm

Khởi phát từ một nhiễm trùng da đơn giản, vi khuẩn và nấm rất dễ dàng lan tới các vùng da xung quanh. Trong đó, những vùng da được bao bọc bởi tã và bỉm như mông, đùi, bộ phận sinh dục đặc biệt dễ bị tấn công. Tại đây, môi trường ấm và ẩm tạo điều kiện vô cùng thuận lợi để vi sinh vật phát triển và tăng sinh nhanh chóng. Chúng gây nên những nốt phát ban, nổi mẩn rải rác trên da. Các tổn thương này tập trung nhiều hơn ở vùng da có nếp nhăn như bẹn, kẽ mông… của trẻ.

5. Trẻ thay đổi khẩu phần ăn 

be-bi-ham-ta-nang bé bị hăm tã nặng

Chế độ dinh dưỡng thay đổi trong thời kỳ ăn dặm là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa và khiến nhiều bé bị hăm tã 

Khi trẻ mới bắt đầu ăn dặm, cơ thể trẻ sẽ được bổ sung thêm các nguồn dinh dưỡng khác nhau. Do đó, thành phần trong phân trẻ cũng bị thay đổi khác đi, khiến cho trẻ bị hăm tã.

Bên cạnh đó, những đổi mới trong chế độ ăn còn làm tăng số lần đại tiện, tăng nguy cơ hăm tã ở trẻ. Nếu trẻ còn trong thời kỳ bú mẹ, những thứ mà mẹ ăn hàng ngày cũng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến con.

>>> Xem bài viết: Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

6. Trẻ có làn da nhạy cảm

Trẻ sơ sinh mắc các bệnh về da như viêm da dị ứng hoặc chàm dễ bị hăm tã hơn các trẻ khác. Vì vậy, cha mẹ có con nhỏ mắc các bệnh này cần hết sức lưu ý về vấn đề vệ sinh để phòng ngừa hăm tã cho con.

7. Trẻ đang sử dụng thuốc kháng sinh  

Thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn gây hại, nhưng cũng đồng thời làm chết đi cả những vi khuẩn có lợi. Khi trẻ uống kháng sinh, các chủng vi khuẩn có khả năng kìm hãm nấm men bị suy yếu và giảm đi. Vì vậy, trẻ thường có nguy cơ cao bị hăm tã do nhiễm nấm.

Kháng sinh cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy ở nhiều bé. Nếu trẻ còn bú mẹ, kháng sinh có thể gây ảnh hưởng thông qua sữa khi mẹ dùng thuốc.

Điều thứ 2: Hình ảnh và các cấp độ hăm tã ở trẻ 

Hăm tã ở trẻ được chia thành 5 cấp độ.

be_bi_ham_ta_nang bé bị hăm tã nặng

1. Hăm tã cấp độ 1 (nhẹ)

  • Vùng da đóng bỉm ửng hồng ở diện tích nhỏ.
  • Có thể xuất hiện một vài mụn nước.
  • Da vẫn còn khô.

2. Hăm tã cấp độ 2

  • Vùng da bị ửng đỏ xuất hiện nhiều hơn và nằm rải rác.

3. Hăm tã cấp độ 3 (trung bình)

  • Vết hăm có màu đậm và rõ ràng hơn.
  • Diện tích bị hăm lớn và dày đặc.

4. Hăm tã cấp độ 4

  • Vết hăm ngày càng rõ rệt, xuất hiện cả những nốt sần.
  • Da sưng đỏ dữ dội và có cả mụn mủ.

5. Hăm tã cấp độ 5 (nặng)

  • Da bị sưng và phù nề nặng, thậm chí bị loét.
  • Diện tích tổn thương rất lớn.

Hăm tã nặng gây đau đớn, khó chịu cho trẻ và là nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc không ngừng. Để ngăn tình trạng này xảy đến với con mình, cha mẹ cần thường xuyên vệ sinh và kiểm tra vùng đóng bỉm của bé.

>>> Xem bài viết: Hiểm nguy khi bé bị hăm tã nặng và 4 bước xử lý an toàn

Điều thứ 3: Các sản phẩm điều trị cho bé bị hăm tã nặng 

be-bi-ham-ta-nang bé bị hăm tã nặng

Giữ da khô ráo và tiêu diệt nấm, vi khuẩn là nguyên tắc quan trong nhất trong điều trị hăm tã  

Nguyên tắc chung trong điều trị hăm tã cho bé là phải giữ da bé khô ráo và sạch sẽ nhất có thể. Với bé bị hăm tã nặng, cha mẹ phải dùng kèm những sản phẩm có khả năng diệt nấm và vi khuẩn – thủ phạm chính gây hăm loét trên da.

1. Tiêu chí của các sản phẩm dùng để điều trị hăm tã cho bé 

  • Khả năng kháng khuẩn, kháng nấm mạnh
  • Có hiệu quả chống viêm, chống dị ứng
  • Giúp dưỡng ẩm và làm mềm da
  • Thúc đẩy tái tạo da mới
  • Không gây đau, xót trên da trẻ
  • An toàn tuyệt đối

2. Điểm mặt 3 kem hăm tã thông dụng 

2.1. Bepanthen

Bepanthen là kem bôi chứa thành phần chính là Dexpanthenol. Sau khi thoa lên da bé, dexpanthenol sẽ chuyển hóa thành axit pantothenic có tác dụng:

  • Thúc đẩy sự hình thành và hoạt động của lớp biểu mô, giúp làm mềm da và tăng độ đàn hồi của da.
  • Hỗ trợ tái tạo, củng cố biểu bì bằng cách cải thiện hàng rào tự nhiên của da. Từ đó, sản phẩm hỗ trợ làm giảm kích ứng, ngứa, ban đỏ và hiện tượng sưng viêm.

2.2. Sudocrem 

Sudocrem là kem trị hăm quen thuộc với nhiều mẹ bỉm sữa với thành phần chính là kẽm oxid. Nhiều mẹ còn có thói quen thoa kem hàng ngày cho con để dự phòng hăm tã.

Tuy nhiên, sudocrem có một nhược điểm là không dùng được trên niêm mạc hở. Vì vậy, với bé bị hăm tã nặng, da đã bị loét làm lộ lớp niêm mạc, cha mẹ nên ngừng sử dụng loại kem này cho con.

2.3. Skinbibi

Với bảng thành phần đa dạng gồm cúc la mã, kẽm oxid và các vitamin, skinbibi được sử dụng trong nhiều trường hợp như chống hăm da, ngừa mẩn ngứa do côn trùng đốt… Nhưng giống như sudocrem, skinbibi cũng không dùng được cho bé bị hăm tã nặng, có trợt loét ngoài da.

Điều thứ 4: Bộ sản phẩm Dizigone xử lý hăm tã an toàn – nhanh chóng

thuốc bôi hắc lào thuoc-boi-hac-lao-10

Hình ảnh minh họa bộ sản phẩm Dizigone chuyên dụng cho bé bị hăm tã nặng 

Khác với 3 loại kem trị hăm trên, Dizigone cho hiệu quả trên vết hăm tã nặng của bé nhờ cơ chế kháng khuẩn – dưỡng ẩm hoàn toàn mới.

Bộ sản phẩm Dizigone gồm dung dịch kháng khuẩn Dizigone và kem Dizigone Nano Bạc. Dung dịch Dizigone có tác dụng kháng khuẩn ưu việt, tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn và nấm – thủ phạm chính gây hăm loét trên da bé. Kem Dizigone Nano Bạc chứa hàng triệu phân tử nano bạc có khả năng thấm sâu và sát khuẩn, giúp duy trì hiệu quả làm sạch kéo dài. Bên cạnh đó, kem còn chứa các thành phần như tràm trà, cúc la mã… tạo môi trường ẩm thuận lợi cho vết hăm loét lành nhanh.

Điều thứ 5: Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị hăm tã nặng

Bên cạnh việc dùng các sản phẩm đặc trị hăm tã, cha mẹ cần chú ý thực hiện các biện pháp sau để đảm bảo con mau khỏi bệnh:

1. Đảm bảo vùng quấn tã luôn sạch sẽ và khô ráo 

Cách tốt nhất để đảm bảo vùng quấn tã của bé luôn sạch sẽ, khô ráo là phải thay tã ngay khi bị ướt hoặc bẩn. Điều này đồng nghĩa với việc cha mẹ phải thức dậy giữa đêm để thay tã cho bé, đến khi tình trạng hăm hoàn toàn chấm dứt.

2. Tăng thông khí ở vùng quấn tã 

hăm tã

hăm tã ham-ta

Hình ảnh vết hăm tã nặng phục hồi tốt nhờ được chăm sóc đúng cách 

Để hỗ trợ chữa lành vết hăm, cần tăng cường thời gian không khí tiếp xúc với vùng quấn tã. 3 mẹo đơn giản giúp tăng thông khí là:

  • Giảm thời gian dùng tã ở trẻ.
  • Tránh mặc quần chất liệu nilon kín, kém thông thoáng
  • Dùng tã lớn hơn cỡ bình thường của bé cho đến khi khỏi hăm.

3. Lựa chọn loại tã và khăn giấy phù hợp 

hăm tã ham_ta

Trong một số loại tã và khăn giấy có chứa nhiều thành phần có thể gây kích ứng như chất tạo mùi, tạo màu… Chúng khiến bé có nguy cơ bị hăm tã ngày càng nặng, nên cần tránh tuyệt đối. Cha mẹ nên tham khảo các loại bỉm, khăn giấy an toàn, lành tính để sử dụng cho con.

4. Tắm rửa hàng ngày 

Bé nên được tắm rửa hàng ngày cho đến khi khỏi hăm tã. Khi tắm, cần vệ sinh da bé bằng những loại xà phòng dịu nhẹ, không có mùi thơm.

hăm tã ham-ta

hăm tã ham-ta

Phản hồi khách hàng sau khi xử lý hăm tã bằng bộ sản phẩm Dizigone

V. Các biện pháp ngăn ngừa hăm tã ở trẻ nhỏ 

  • Vệ sinh hàng ngày cho bé sạch sẽ, đặc biệt là vùng da đóng bỉm như mông, bẹn, bộ phận sinh dục
  • Hạn chế đóng bỉm
  • Chọn những loại bỉm an toàn cho bé
  • Sử dụng quần áo chất vải mềm, thấm hút tốt, ít gây cọ xát da bé.
  • Dùng dung dịch Dizigone xịt lên bỉm để ngăn ngừa và tiêu diệt nấm, vi khuẩn gây hăm.

5 thoughts on “Bé bị hăm tã nặng mấy cũng khỏi nếu mẹ biết 5 điều này

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook