Đốm nâu là những mảng da đổi màu nâu nhạt, đồng đều như cafe, không kèm theo mụn và có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào trên cơ thể. Vậy trẻ bị nổi đốm nâu trên da là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu và mẹ cần xử lý thế nào khi con gặp phải tình trạng này? Cùng Dr.Papie tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé!
Trẻ bị nổi đốm nâu trên da là bệnh gì?
Trẻ bị nổi đốm nâu trên da rất có thể đã mắc CALM. Các mảng màu nâu nhạt hay còn gọi là CALM được biết là một trong những hội chứng da tăng sắc tố do di truyền hoặc bẩm sinh.
Biểu hiện chủ yếu của CALM là xuất hiện các nốt màu nâu nhạt trên da một cách đồng đều, rải rác với chu vi rõ ràng, kích thước khoảng 2-20cm. Những vết này xuất hiện rất sớm sau khi bé được sinh ra và sẽ mất đi khi trẻ lớn lên. Tỷ lệ mới mắc CALM trong dân cư là 10-20%, đồng thời CALM cũng được tìm thấy trong 90-100% những trường hợp u xơ thần kinh.
Theo thống kê, ở trẻ có ít nhất 5 tổn thương CALM kích thước lớn hơn 0,5cm và sự có mặt của nút Lisch ở mống mắt là tiêu chuẩn để chẩn đoán u xơ thần kinh.
Các kiến thức về mô học cho thấy các trẻ mắc CALM có sự tăng sắc tố thượng bì, số lượng tế bào sắc tố bình thường hoặc tăng nhẹ, trong tế bào sắc tố và tế bào sừng có tìm thấy các hạt sắc tố lớn.
Nguyên nhân khiến trẻ bị nổi đốm nâu trên da
Các bệnh có biểu hiện tăng sắc tố ở da nhìn chung đều bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau:
- Do di truyền hoặc bẩm sinh.
- Do rối loạn chuyển hoá.
- Do nội tiết.
- Do tác động của hoá chất hoặc thuốc.
- Do dinh dưỡng.
- Tác động của các yếu tố vật lý.
- Bệnh xuất hiện sau nhiễm khuẩn hay viêm.
- Do các khối u sắc tố và các nguyên nhân khác.
Trong đó, tình trạng bé nổi đốm nâu trên da do hội chứng CALM có nguyên nhân là do di truyền từ bố mẹ hoặc bẩm sinh.
Trẻ bị nổi đốm nâu trên da, mẹ làm ngay 3 điều này
Các đốm nâu trong CALM trên da bé thường sẽ mất đi khi lớn lên. Tuy nhiên, mẹ tuyệt đối không chủ quan và nên thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc để phòng ngừa cho con những bệnh lý nguy hiểm.
Dưới đây là 3 điều lưu ý mẹ nên làm khi gặp tình trạng trẻ nổi đốm nâu trên da:
- Thăm khám và điều trị khi có dấu hiệu tình trạng nặng lên: Mẹ cần đưa bé ngay đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời khi phát hiện bất kỳ triệu chứng tăng nặng của bệnh hoặc các biểu hiện bất thường khác. Mẹ không nên tự ý điều trị ở nhà, tránh bé gặp phải các biến chứng không mong muốn, ảnh hưởng xấu tới tình trạng sức khoẻ.
- Ngăn chặn tăng nặng: Để ngăn chặn các triệu chứng có thể tăng nặng cho trẻ, mẹ cần luôn theo dõi bé cẩn thận, tuyệt đối không tự ý dùng hóa chất, thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ. Đồng thời mẹ cũng nên che chắn kĩ vùng da nổi đốm nâu của trẻ khi đi ra ngoài.
- Chăm sóc hàng ngày: Mẹ có thể bôi kem chống nắng chuyên biệt cho từng độ tuổi và sử dụng các sản phẩm chăm sóc da lành tính để chăm sóc hằng ngày cho con. Điều này vừa giúp bảo vệ da bé, vừa cải thiện tình trạng bệnh và giảm nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm cho con.
Trong đó, nước tắm thảo dược Dr.papie luôn là một trong những lựa chọn tuyệt vời cho làn da con trẻ bị nổi đốm nâu. Hiện nay, nước tắm thảo dược Dr.Papie được hàng triệu bà mẹ Việt Nam tin dùng do nhiều ưu điểm vượt trội sau:
- Lành tính 3 không: không xà phòng, không kích ứng, không hóa chất. Thành phần nước tắm được nghiên cứu kỹ lưỡng, phù hợp với làn da trẻ em.
- Sản xuất từ nguồn thảo dược hữu cơ chất lượng cao, chuẩn Organic Châu Âu, vừa giúp tăng đề kháng vừa giúp bảo vệ da trẻ. Đặc biệt phải kể đến các thành phần thảo dược hữu cơ – công thức 9 thảo dược từ Trà shan tuyết, với mướp đắng, kinh giới, sài đất, trầu không…. và nhiều acid amin, khoáng chất và tinh dầu kháng sinh tự nhiên khác, sữa tắm Dr.Papie giúp chống viêm, kháng khuẩn, bảo vệ da bé hiệu quả.
- Làm sạch hàng ngày phòng các bệnh lý da cho bé như rôm sảy, mụn nhọt, nhiễm trùng da, đồng thời cũng giúp giảm nguy cơ dị ứng cho bé.
- Hương thơm tự nhiên, dịu nhẹ nhờ các tinh dầu trưng cất từ 100% tự nhiên như:
- Tinh dầu tràm: làm ấm, phòng cảm mạo, cảm lạnh,…
- Tinh dầu sả chanh: không chỉ giúp thư giãn mà còn giúp chống muỗi, côn trùng cắn cho bé.
Bài viết bên trên là toàn bộ những điều mẹ nên biết khi trẻ bị nổi đốm nâu trên da cùng các biện pháp chăm sóc cần có. Nếu còn vấn đề gì khó khăn cần giải đáp, mẹ có thể liên hệ ngay tới hotline 0911225336 hoặc để lại câu hỏi ở phần bình luận bên dưới để được tư vấn miễn phí nhé.
Bé nhà mình cũng bị đốm nâu vậy mà ko biết cách jo đọc bài viết này mới thêm kiến thức chăm con
Cháu nhà mình cũng bị đốm nâu kiểu này. Để chia sẻ cho em ấy xem mới được.
Hôm trước đến nhà bạn chơi thấy bé cũng bị ntn. Nay phải chia sẻ cho bạn ý ngay
Cảm ơn những chia sẻ hay từ dược sĩ giúp mình hiểu hơn về nguyên nhân gây lên đốm nâu ở trẻ nhỏ.
E thấy 1 số trường hợp như thế này có nhiều mẹ gọi là bị u máu có phái không ạ dược sỹ.
Em sẽ lưu lại để có thêm kinh nghiệm chăm con ạ,cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ ạ
Trộm vía bé nhà mình ko có hiện tượng này, mình sẽ lưu lại và chia sẻ cho mọi người những thông tin hữu ích này