Vàng da sinh lý có thể chữa khỏi bằng phương pháp tắm lá dân gian tại nhà. Vậy trẻ bị vàng da tắm lá gì? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho mẹ cách tắm lá chữa vàng da cho trẻ và mẹo chăm sóc bé đúng cách. Mẹ cùng theo dõi nhé!
1. Hiểu đúng về vàng da ở trẻ
Vàng da ở trẻ nhỏ có 2 loại là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Mẹ cần biết sự khác biệt giữa chúng để có cách điều trị thích hợp:
- Vàng da sinh lý: Nguyên nhân vàng da sinh lý là do tỷ lệ bilirubin trong máu ở trẻ sơ sinh cao hơn người lớn, trong khi đó chức năng gan của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện dẫn đến tình trạng ứ đọng bilirubin trong máu gây vàng da. Hiện tượng này sẽ tự hết sau 1 – 2 tuần. Ngoài ra, mẹ có thể tắm lá tự nhiên cho bé để rút ngắn thời gian vàng da của bé.
- Vàng da bệnh lý: Bệnh này xảy ra do rối loạn nội tiết tố, yếu tố di truyền hoặc bệnh truyền nhiễm,… khiến gan không kịp chuyển hóa bilirubin trong máu gây vàng da. Ngoài dấu hiệu vàng da, bé còn có triệu chứng đi kèm như nôn, chướng bụng, bỏ bú, da xanh tái, li bì,… Bệnh không thể tự khỏi sau 1 – 2 tuần. Nếu không phát hiện bệnh sớm sẽ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm cho trẻ như nhiễm độc thần kinh, bại não và tử vong. Vì vậy, mẹ cần đưa bé đi khám và điều trị kịp thời.
Như vậy, không phải với trường hợp vàng da nào mẹ cũng tắm nước lá cho bé. Mẹ cần chú ý quan sát các dấu hiệu của con để xác định được con đang thuộc vàng da sinh lý hay bệnh lý, từ đó có cách điều trị phù hợp.
2. 2 loại lá tắm chữa vàng da cho trẻ an toàn, hiệu quả
Tắm lá dân gian là biện pháp được nhiều mẹ áp dụng khi có con bị vàng da. Theo Y học cổ truyền, các loại thảo mộc thiên nhiên không chỉ có tác dụng hiệu quả trị vàng da, giải độc gan, thanh nhiệt cho bé mà còn giúp kháng viêm, tăng cường miễn dịch và phòng ngừa nhiều bệnh da liễu khác.
Hai loại lá thường dùng để tắm cho trẻ bị vàng da là cỏ mần trầu và lá chè xanh. Dưới đây, chuyên gia sẽ hướng dẫn mẹ cách tắm 2 loại lá này an toàn, hiệu quả nhất.
2.1. Cỏ mần trầu trị vàng da
Theo Đông Y, cỏ mần trầu có vị ngọt hơi chát, tính bình, có tác dụng kháng viêm, điều trị các bệnh về da như vàng da, chàm, mẩn ngứa, vảy nến,…. Đồng thời, chúng còn giúp nâng cao đề kháng, thanh nhiệt và làm mát gan rất tốt. Cỏ mần trầu thường mọc ở ven đường, bờ ruộng nên mẹ có thể dễ dàng tìm hái để tắm cho con.
Các bước tiến hành tắm cho bé bằng cỏ mần trầu như sau:
- Bước 1 – Chuẩn bị: Mẹ hái khoảng 100g cỏ mần trầu. Rửa sạch lá qua 2 – 3 lần nước rồi ngâm lá với nước muối loãng trong 10 phút.
- Bước 2 – Nấu nước tắm: Mẹ vớt lá để ráo, bỏ vào nồi nước và đun sôi 10 – 15 phút. Sau đó chắt lấy nước cốt, pha thêm nước đủ tắm cho bé.
- Bước 3 – Tiến hành tắm: Mẹ đảm bảo nhiệt độ nước tắm khoảng 35 – 37 độ C, tắm cho bé xong tráng lại bằng nước sạch. Cuối cùng lau khô người bé bằng khăn mềm.
Lưu ý khi mẹ dùng cỏ mần trầu nấu nước tắm cho con:
- Không tắm cho trẻ có cơ địa nhạy cảm: Nếu con bị dị ứng với loại cỏ mần trầu này thì mẹ không nên tắm cho bé.
- Cần làm sạch cỏ mần trầu trước khi tắm cho bé: Cỏ mần trầu thường mọc ở ven đường nên bám bụi bẩn nhiều. Vì vậy, mẹ cần rửa sạch để tránh vi khuẩn, cặn bẩn đọng lại gây bệnh cho bé.
- Tần suất tắm từ 2 – 3 lần/tuần: Nước cỏ mần trầu có màu xanh đặc trưng nên mẹ tắm nhiều cho bé có thể gây xỉn màu da. Vì vậy, mẹ cần tắm cho con 2 – 3 lần/tuần là đủ hiệu quả.
2.2. Lá chè xanh
Tắm cho trẻ sơ sinh bị vàng da là phương pháp được sử dụng khá phổ biến trong đời sống. Theo Tây Y, trong chè xanh có chứa chất chống oxy hóa, EGCG và vitamin C, B1, B2 giúp sát khuẩn, tiêu viêm, phục hồi chức năng thải độc của gan. Qua đó làm tăng quá trình chuyển hóa bilirubin ở gan cải thiện tình trạng vàng da ở trẻ nhỏ.
Mẹ tham khảo cách nấu nước tắm bằng lá chè xanh cho bé như sau:
- Bước 1 – Chuẩn bị: Mẹ chuẩn bị 200 – 300g là chè xanh (khoảng 1 – 2 nắm tay), rửa sạch lá và ngâm với nước muối loãng trong 10 phút.
- Bước 2 – Nấu nước tắm: Mẹ vớt lá ra để ráo, vò nát. Sau đó thêm 2 – 3 lít nước vào nồi đun sôi trong 10 – 15 phút. Mẹ hòa thêm nước đủ tắm cho bé và đảm bảo nhiệt độ nước tắm khoảng 35 – 38 độ C.
- Bước 3 – Tiến hành tắm: Mẹ tắm cho bé và tráng lại bằng nước sạch. Cuối cùng lau khô người trẻ bằng khăn mềm.
Cách tắm lá chè xanh cho trẻ tương đối hiệu quả với tình trạng vàng da ở trẻ. Tuy nhiên, nó có một số lưu ý dưới đây mà mẹ cần biết:
- Chỉ tắm lá cho trẻ sơ sinh đã rụng rốn: Điều này sẽ hạn chế nguy cơ nước lá đọng lại gây nhiễm khuẩn đường rốn ở trẻ.
- Không tắm lá chè xanh cho trẻ khi bé bị trầy xước, sưng tấy, viêm da: Việc tắm lá chè xanh không phù hợp khi trẻ có tổn thương ngoài da, có thể khiến tình trạng này nặng hơn.
- Tần suất tắm lá cho trẻ từ 2 – 3 lần/tuần: Nhiều mẹ nghĩ tắm lá cho bé càng nhiều càng tốt nhưng lại gây tình trạng xỉn màu da của bé. Vì vậy, mẹ chỉ nên tắm cho con từ 2 – 3 lần/tuần là vừa đủ.
3. Lưu ý chung khi tắm lá cho trẻ bị vàng da
Tắm lá cho trẻ bị vàng da là biện pháp hiệu quả, an toàn và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên để cách này mang lại hiệu quả tốt nhất, mẹ nên chú ý những điều sau:
- Lựa chọn lá có nguồn gốc rõ ràng: Mẹ cần chọn những lá tươi, xanh, không chọn lá bị sâu hoặc bị phun thuốc để tránh làm giảm hiệu quả chữa bệnh và gây ra tác dụng phụ ở trẻ.
- Tắm nhanh cho trẻ trong 5 phút: Các bước tắm cho trẻ mẹ nên gói gọn trong thời gian ngắn để tránh bé bị cảm lạnh.
- Kiểm tra xem bé có dị ứng với lá tắm không bằng cách đun lấy 1 ít nước lá và bôi lên da: Mẹ dùng 1 ít nước tắm thoa lên vùng da ở tay bé và đợi khoảng 30 phút. Nếu phát hiện bất thường xảy ra trên da như mẩn ngứa, phát ban thì mẹ không sử dụng loại lá đó tắm cho con và nên chuyển sang dùng loại lá khác.
- Theo dõi tình trạng vàng da: Nếu tình trạng vàng da của trẻ sau 2 tuần không khỏi, vàng da lây lan xuống lòng bàn chân, tay thì mẹ ngừng sử dụng lá tắm cho bé. Đồng thời đưa bé đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra như tổn thương não, co giật.
4. Đánh giá phương pháp tắm lá cho trẻ bị vàng da
Phương pháp tắm lá dân gian điều trị vàng da cho bé được nhiều mẹ bỉm sữa áp dụng. Tuy nhiên, liệu nó đã là cách tối ưu nhất chưa và nó có những ưu nhược điểm gì. Hãy cùng Dr.Papie phân tích nhé:
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Hiện nay, xu hướng dùng nước tắm thảo dược cho trẻ bị vàng da đang là giải pháp tối ưu hơn do khắc phục được nhược điểm mà tắm lá dân gian gặp phải. Bên cạnh đó, nước tắm thảo dược có rất nhiều công dụng nhờ sự kết hợp nhiều thảo dược khác nhau như lá chè xanh, cỏ mần trầu, trà shan tuyết,…
Vì vậy, mẹ không cần tốn công tìm mua lá tắm, nấu nước tắm cho con nữa. Bên cạnh đó, nước tắm thảo dược với quy trình sản xuất hiện đại, tỷ lệ thành phần đạt chuẩn thì mẹ có thể yên tâm sử dụng cho bé.
Sau đây là những tiêu chí chọn nước tắm thảo dược cho bé bị vàng da mẹ cần biết:
- Nguyên liệu chiết xuất từ dược liệu thiên nhiên, an toàn và lành tính
- Nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, uy tín
- Không chứa xà phòng, chất tạo bọt, tạo mùi
- Không gây kích ứng, pH cân bằng với da bé
Nước tắm thảo dược Dr.Papie đáp ứng tốt các tiêu chí của một loại nước tắm thảo dược hiệu quả và lành tính. Thành phần của nước tắm gồm 7 loại thảo dược như trà shan tuyết, cỏ nhọ nồi, lá trầu không,… có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn, kháng viêm, tăng cường khả năng tái tạo da, hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh về da ở trẻ sơ sinh như vàng da, chàm, mẩn ngứa,… Đặc biệt, nước tắm Dr.Papie có chứa tinh dầu tràm giúp giữ ấm, phòng tránh cảm mạo, cảm lạnh cho trẻ rất tốt.
5. Mẹo chăm sóc khi trẻ bị vàng da tại nhà để bé nhanh khỏi
Chăm sóc cho trẻ trong giai đoạn bị vàng da cũng là điều mẹ cần chú ý để giúp bệnh của bé nhanh khỏi hơn. Mẹ theo dõi những lưu ý sau đây nhé:
- Tăng cữ bú cho trẻ: Sữa mẹ có tác dụng tăng sự đào thải bilirubin qua đường tiêu hoá và tăng cường miễn dịch nên bé cần được bú mẹ nhiều để bé nhanh khỏi hơn. Do đó trong giai đoạn này, bé cần được bú từ 8 đến 12 lần trong ngày.
- Tắm nắng 20 – 30 phút mỗi ngày: Mẹ cho bé tắm nắng vào buổi sáng (mùa hè trước 7h, mùa đông trước 9h) sẽ cung cấp vitamin D làm cơ thể bé khỏe mạnh hơn, nâng cao sức đề kháng của trẻ. Tuy nhiên việc tắm nắng chỉ có tác dụng với vàng da sinh lý của trẻ và không tác dụng nhiều với vàng da bệnh lý.
- Bổ sung các thực phẩm tốt cho gan và hệ tiêu hoá: Quá trình chuyển hoá bilirubin diễn ra chủ yếu ở gan và hệ tiêu hoá nên khi bé bú mẹ, mẹ nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin, chất xơ, protein như bông cải xanh, bưởi, nho, cá hồi, cá thu,…
6. Một số câu hỏi thường gặp khi trẻ bị vàng da
Cơ thể trẻ khi bị vàng da thường yếu hơn bình thường nên các mẹ thường có những câu hỏi xoay quanh vấn đề chăm sóc cho bé. Mẹ hãy cùng Dr.Papie tìm câu trả lời nhé.
6.1. Con bị vàng da mẹ kiêng ăn gì?
Tình trạng vàng da ở trẻ có liên quan đến chức năng của gan. Vì vậy, trong giai đoạn cho con bú, mẹ cần kiêng ăn những thực phẩm có hại cho gan. Cụ thể như sau:
- Đồ ăn cay nóng: Mẹ ăn nhiều gia vị như ớt, hạt tiêu, mù tạt,… làm chức năng gan của trẻ bị giảm đi do gan phải hoạt động nhiều dẫn đến tình trạng vàng da trở nặng.
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Đồ chiên rán, thức ăn chế biến sẵn chứa hàm lượng cholesterol cao gây lắng đọng các hạt mỡ ở gan. Đó chính là nguyên nhân khiến chức năng gan giảm đi.
- Đồ uống có ga: Trong thành phần của chúng chứa rất nhiều đường tinh luyện, mà cơ thể bé khó hấp thu loại đường này gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
- Rượu bia, thuốc lá: Đó đều là kẻ thù của gan, làm cho gan bị yếu đi rất nhiều nên mẹ không nên dùng trong giai đoạn trẻ bị vàng da.
Mẹ nên ăn những thực phẩm sau đây:
- Uống nhiều nước: Mẹ nên uống 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để khi trẻ bú mẹ, gan của bé hoạt động tốt hơn và làm giảm nồng độ bilirubin trong máu.
- Thực phẩm giàu chất xơ: Mẹ ăn nhiều rau xanh giúp cải thiện hệ tiêu hoá của trẻ, qua đó giúp quá trình đào thải bilirubin tốt hơn.
- Thực phẩm giàu protein: Các loại thực phẩm như cá thu, cá hồi,… làm chức năng gan hoạt động hiệu quả hơn, làm tình trạng vàng da ở trẻ nhanh hết.
- Trái cây tươi: Chế độ ăn của mẹ được bổ sung hoa quả như dưa hấu, xoài, cam, bưởi,… sẽ cung cấp vitamin, khoáng chất giúp hệ miễn dịch của trẻ khoẻ mạnh đẩy lùi nhanh bệnh vàng da ở trẻ.
6.2. Có nên bật đèn cho trẻ sơ sinh bị vàng da?
Theo nghiên cứu của Viện Nhi Trung ương, mẹ nên chiếu đèn để điều trị vàng da cho bé. Phương pháp này dựa trên nguyên tắc dùng ánh sáng để chuyển bilirubin tự do thành dạng tan trong nước dễ dàng đào thải ra ngoài qua gan, thận. Qua đó giúp cải thiện tình trạng vàng da ở trẻ.
Thời gian chiếu đèn từ 4 – 6 giờ trở đi thì nồng độ bilirubin trong máu bắt đầu giảm. Trong quá trình chiếu đèn, bé cần được thay đổi tư thế khoảng 2 – 4 giờ/lần. Tuỳ thuộc vào mức độ vàng da, ngày tuổi và cân nặng của trẻ để cân nhắc thời lượng và tần suất chiếu đèn.
Lưu ý: Phương pháp này cần được thực hiện tại bệnh viện bởi các bác sĩ chuyên môn. Mẹ không tự ý sử dụng ở nhà vì khó kiểm soát thao tác, cường độ chiếu đèn gây ra tác dụng phụ cho bé như mẩn đỏ da, tổn thương mắt, bỏng,…
Qua bài viết trên, chắc hẳn các mẹ đã có câu trả lời cho thắc mắc Trẻ bị vàng da tắm lá gì. Biện pháp này chỉ hiệu quả với vàng da sinh lý ở trẻ và mẹ cần kết hợp chăm sóc trẻ kỹ càng để bé nhanh khỏi. Nếu còn vấn đề nào cần giải đáp, mẹ vui lòng để lại phản hồi bên dưới hoặc liên hệ ngay hotline 0988.229.672 để chuyên gia tư vấn cho mẹ sớm nhất nhé!
Giờ đọc mới biết con bị vàng da tắm gì cho con.vì con mình ko bị.nhưng đọc đc mới hiểu hơn.mong có nhìu bài hay nữa về sức khỏe của con
Lúc bé nhà mình sinh ra cũng bị vàng da sinh lý, sau thời gian ngắn cho con uống d3, tắm nắng và dùng nc tắm thảo dược dr papie đều đặn hàng ngày thì da con đã hồng hào hơn rất nhiều
Đợt mới sinh bé nhà mình cũng bị vàng da sinh lý, mỗi sáng mình tắm nắng cho con và hàng ngày tắm cho con bằng nước tắm thảo dược Dr papie, sau 1 tháng là khỏi.
Cảm ơn chuyên gia đã chia sẻ ạ.giờ mk mới biết trẻ bị vàng da tắm lá gì cho bé
Lúc mới sinh hầu hết các bé đều bị vàng da ấy, mình cho con tắm nắng, uống vitamin d3 và tắm lá mầm trầu, nhưng công đoạn kiếm lá và nấu nước tắm cũng mất nhiều time.
Bé nhà em thì lúc chuẩn bị sinh em đã mua sẵn nước tắm dr papie, sinh xong tắm cho con hàng ngày nên cải thiện vàng da luôn rồi.
Bị vàng da ấy thế mà cũng nguy hiểm quá ạ.cảm ơn dược sỹ đã chia sẻ ạ
Mình tắm nước tắm dr.papie cho con từ lúc mới sinh nên không thấy hiện tượng con bị vàng da
Cảm ơn chuyên gia đã chia sẻ ạ